Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Bão giá vàng” trong nước đẩy nguy cơ lạm phát leo cao

Nhiều chuyên gia lo ngại chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Bảy có nguy cơ quay trở lại xu hướng của 4 tháng đầu năm, với tốc độ tăng tháng sau cao hơn tháng trước do giá thực phẩm “leo thang” cộng thêm “cơn bão” giá vàng nổi lên từ giữa tuần qua.

Giá vàng liên tiếp lập đỉnh

Bám sát diễn biến của giá vàng thế giới giá vàng trong nước tuần qua đã liên tiếp lập và phá kỷ lục. Từ sáng ngày 13/7, giá vàng trong nước đã vượt qua mốc 39 triệu đồng/lượng và lập đỉnh cao nhất là 39,12 triệu đồng/lượng trong ngày 16/7, vượt xa so với đỉnh điểm 38,5 triệu đồng/lượng trước đây.

Giá vàng trong nước trong vài ngày qua đã tăng  tới 1,1 triệu đồng/lượng, nâng tổng mức tăng của nửa tháng qua lên khoảng 1,4 triệu đồng/lượng. Như vậy, có thể thấy mỗi ngày giá vàng tăng khoảng 100.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng trong nước hiện vẫn thấp hơn giá thế giới khoảng 500.000 đồng/lượng.

Vàng liên tiếp lập đỉnh khiến giao dịch trên thị trường sôi động trở lại sau chuỗi ngày ảm đạm. Các công ty kim hoàn lớn đều cho biết khối lượng vàng thu mua tăng mạnh trong tuần qua. Nhiều thương hiệu vàng lớn tại Hà Nội đã thu mua không xuể khi lượng người đến bán vàng đông... như đi trẩy hội bởi giá lên kỷ lục. Tình trạng khách đến bán vàng phải đợi đến ngày hôm sau mới nhận được tiền mặt đã trở nên phổ biến trong vài ngày qua tại các điểm kinh doanh vàng. Lý giải điều này, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho biết, do lượng người đến bán quá đông, các cửa hàng không thể đáp ứng tiền mặt ngay nên thường khách đến bán vàng phải đợi sang ngày hôm sau mới được nhận tiền.

Nhiều chuyên gia lo ngại, việc vàng tăng giá như hiện nay sẽ tiếp tục đẩy lạm phát leo cao. Phó giáo sư Tiến sĩ Phan Duy Minh - Trưởng khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính - lý giải vàng tăng giá sẽ khiến nhiều mặt hàng khác tăng theo vì bị “quy ra vàng”. Mặt khác, vàng tăng giá sẽ tác động gián tiếp đến việc sản xuất, chế tác các dòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc, dẫn đến giá bán tăng đối với nhóm hàng hoá này. Và như thế, các sản phẩm này sẽ tác động gián tiếp đến rổ hàng hoá để tính CPI.
 
 “Cơn bão” giá vàng chưa thể lắng dịu

Giá vàng quốc tế tuần qua đã đạt kỷ lục ở mức gần 1.600 USD/oz và được dự báo sẽ tiếp tục lập đỉnh mới. Phân tích kỹ thuật của hãng tin Reuters cho biết giá vàng có thể đạt mức 1.700 USD/oz trong vài tháng tới. Và trong số 27 chuyên gia được hãng tin Bloomberg thăm dò ý kiến, có 20 chuyên gia dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần này, chỉ 1 người dự báo giá giảm và 2 người dự báo giá đi ngang.

Đáng lưu ý là trong khi hoạt động bán vàng chốt lời ở Việt Nam diễn ra mạnh, thì giới đầu tư quốc tế lại ồ ạt gom mua. Thông tin trên website của quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho thấy quỹ này mua đã mua tổng cộng 31 tấn vàng trong tuần qua. Đặc biệt trong phiên giao dịch ngày 15/7, quỹ này đã mua gần 11 tấn vàng và nâng khối lượng nắm giữ lên trên 1.236 tấn vàng. Điều này cho thấy, vàng tiếp tục chứng tỏ là một trong những kênh đầu tư “an toàn” trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có  nhiều bất ổn.

Nguồn tiếp lửa cho cơn sốt giá vàng hiện nay xuất phát từ hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và châu Âu. Đà tăng của giá vàng quốc tế bắt đầu từ hai tuần trước, khi nỗi lo nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lan rộng sang Italy và liên tiếp lập kỷ lục trong tuần qua khi việc đàm phán nâng trần nợ trước hạn chót ở Mỹ gặp nhiều khó khăn và bế tắc. Ngoài ra, tuần qua, giá vàng lập kỷ lục còn do sự phục hồi của giá dầu thô và ngũ cốc.

(Tamnhin)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát Eurozone vẫn giữ mức 2,7% trong tháng 6
  • Lạm phát cao, đe dọa Ấn Độ tiếp tục tăng lãi suất
  • Lạm phát tháng 6 của Ấn Độ lên tới 9,44%
  • Bài toán “lạm phát - lãi suất”: Luẩn quẩn chưa thấy lối ra
  • Còn dư địa, lạm phát dễ dàng lộ diện
  • 6 tháng, bội chi ngân sách trên 30 nghìn tỷ đồng
  • Kinh tế 2011 và sự nhức nhối của lạm phát
  • Lạm phát tháng 5 “gặp may” ở nửa cuối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!