Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc: Nguy cơ lạm phát dần hiện hữu

 Lần tăng lương gần nhất của Wang Zihua là 2 năm trước, và người công nhân bưu điện 56 tuổi ở thành phố Harbin, phía bắc Trung Quốc này đang lo lắng khoản lương tháng 1.200 nhân dân tệ (khoảng 3,2 triệu đồng) ngày càng teo tóp do giá cả leo thang.

Mức lạm phát ở Trung Quốc vẫn trong vòng kiểm soát, nhưng giá cả các mặt hàng trong mấy tháng gần đây cứ tăng đều và lo ngại lạm phát ở Trung Quốc đã xuất hiện trong dân chúng.

“Tôi thực sự lo lắng rằng sắp tới giá cả có thể tăng nhanh hơn trong những tháng tới, nhất là giá thịt, rau và gạo. Chúng tôi có thể bỏ qua quần áo và giải trí, nhưng không thể không mua thức ăn”, ông Wang nói.

Lạm phát đã tăng 1,9% trong tháng 12 vừa rồi, mức cao nhất trong 13 tháng gần đây, dù vẫn được coi là thấp theo chuẩn quốc tế.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã và đang cố gắng duy trì mức lạm phát cam kết bằng việc siết chặt kiểm soát hành vi đầu cơ bất động sản, hạn chế sự gia tăng quá nhanh tín dụng, ấn định lãi suất ở mức cao hơn…

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng ở mức hai con số trong quý 4-2009, giá tiêu dùng tăng, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng khiến nhiều khả năng ngân hàng trung ương tiếp tục nâng lãi suất trong quý1-2010.

Trong thực tế, giá thực phẩm đã tăng hơn 5% trong năm 2009 và với việc thực phẩm chiếm 1/3 rổ hàng hóa được đem ra tính toán, Trung Quốc có nguy cơ đối đầu với cú sốc giá lương thực- thực phẩm. Năm 2008, giá thực phẩm tăng hơn 14% sau khi đàn lợn trong nước bị thiệt hại nặng vì dịch tai xanh, khiến giá cả các mặt hàng tăng trung bình 5,9%.

“Nếu những người làm công nghĩ rằng lạm phát sẽ tăng, có thể họ sẽ đòi tăng lương. Nếu các công ty thấy chi phí tăng lên, họ có thể tăng giá”, Wensheng Peng, kinh tế gia trưởng về Trung Quốc của công ty Barclays Capital ở Hong Kong, nói.

“Dự tính này rất quan trọng, nếu liên hệ với những gì xảy ra năm ngoái khi tín dụng phát triển rất mạnh. Việc cho vay, bản thân nó cũng tạo ra suy đoán sẽ xảy ra lạm phát”.

(Tiền Phong)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • WEP: Nợ công có thể dẫn đến khủng hoảng mới
  • Nước Anh gần thoát khỏi khủng hoảng
  • Lạm phát khu vực châu Âu tăng 0.9%
  • Lạm phát tăng nhanh ở Trung Quốc nhưng có dấu hiệu tốt ở Mỹ
  • Hy lạp phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết khủng hoảng tín dụng
  • Anh: Tỉ lệ lạm phát tháng 12/2009 có thể đã tăng mạnh
  • Trung Quốc công bố lượng GDP, lạm phát và doanh số bán lẻ
  • Lạm phát cao: “Khách không mời” từ tháng Tư?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!