Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: Doanh nghiệp khó, ngân hàng cũng khó!

Hầu hết các NH đang có chính sách lựa chọn khách hàng theo kiểu ưu tiên người cũ, hạn chế cho vay mới

Chênh lệch tỷ giá trong một thời gian dài đã khiến cho con đường chu chuyển ngoại tệ từ nhà xuất khẩu - ngân hàng (NH) - đến nhà nhập khẩu ách tắc, bởi các công ty xuất khẩu thì găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, trong khi các nhà nhập khẩu thì phải mua đô-la “chợ đen” với giá cao...

Doanh nghiệp (DN) gặp khó...

Tỷ giá chênh lệch và không dễ mua đô-la với số lượng lớn trong thời gian qua và cả hiện tại đã khiến nhiều hãng giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam phải chọn giải pháp là nếu khách hàng trả bằng đô-la sẽ được hưởng giá gốc; ngược lại trả bằng đồng Việt Nam sẽ phải trả cao hơn khoảng 10% để công ty mua đô-la “chợ đen” thanh toán cho đối tác. Điều này đồng nghĩa chi phí vận tải cho mỗi lô hàng sẽ tăng từ vài chục đến vài trăm đô-la nếu thanh toán bằng đồng Việt Nam. Trong khi đó, không phải lúc nào DN cũng có sẵn đô-la tiền mặt để thanh toán.

Ông Phan Đình Sơn, Giám đốc Công ty Thiết bị siêu thị và Máy tính Bảo An, chia sẻ: “Khi nhập hàng của đối tác nước ngoài, công ty chúng tôi coi như có công nợ bằng đô-la. Chúng tôi bán cho khách hàng theo tỷ giá vào thời điểm đó, khoảng hơn 18.000 đồng một đô-la. Nay phải trả nợ cho đối tác nước ngoài thì giá đô-la “chợ đen” có lúc xấp xỉ gần 20.000 đồng một đô-la. Không dễ mua được ngoại tệ từ ngân hàng, công ty tôi thiệt đơn thiệt kép. Cứ mỗi đơn hàng trị giá 1.000 USD tôi mất hơn một triệu đồng!”. Các nhà phân phối xe ô tô cũng lúng túng chuyện tính tỷ giá. Một giám đốc kinh doanh ô tô nhập khẩu, cho biết: “Giá đô-la tự do cao hơn nhiều so với giá ngân hàng NH khiến chúng tôi lúng túng không biết dùng giá nào để quy đổi sang đồng Việt Nam cho khách hàng. Tính cao thì khách không chịu mà tính thấp thì mình thiệt”.

Giải pháp lâu nay được nhiều DN không làm hàng xuất khẩu lựa chọn cho vấn đề ngoại tệ là nhà nhập khẩu phải “kết thân” với các nhà xuất khẩu. Nếu hai bên đồng ý tỷ giá và số lượng thì đưa nhau đến NH để làm thủ tục sang nhượng, NH chỉ thu phí. Còn với các nhà xuất khẩu của Việt Nam, hiện họ cũng kiêm luôn chức năng nhập khẩu. Do vậy, họ sẽ giữ lại ngoại tệ có được từ xuất khẩu để nhập hàng về. Số liệu thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay, các DN xuất khẩu khoảng 3,48 tỷ USD hàng thủy sản nhưng cũng phải nhập gần 230 triệu USD thủy sản.

Một giải pháp khác là DN tự thu gom ngoại tệ theo giá thị trường “chợ đen”, sau đó hợp thức hóa bằng việc bán cho NH rồi sau đó mua lại từ NH. Cách này chỉ phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, vài chục ngàn cho đến trên dưới trăm ngàn đô-la. Còn với những khoản tiền lớn hơn, phải có những cách “đi riêng”, là phải chẻ nhỏ món tiền để dễ làm thủ tục thanh toán. Phí chuyển đổi vòng vo để có được ngoại tệ trong khoảng 0,2 - 0,7%, tùy trường hợp thực tế và tùy theo mối quan hệ với NH.

 Ngân hàng cũng khó!

Hiện bình quân lãi suất vay ngoại tệ khoảng 5%/năm. Với điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/năm, tăng tỷ giá bình quân liên NH 5,44%, giảm biên độ tỷ giá xuống ±3% cho thấy việc điều chỉnh này là có tác động đến các DN đang vay ngoại tệ. Hiện bình quân lãi suất vay ngoại tệ khoảng 5%/năm. Với điều chỉnh tuần qua, nếu cộng cả năm là 5,7%; nếu cộng cả lần điều chỉnh 3% vào ngày 24-12-2008 thì là 8,7%, cộng với 5% lãi suất sẽ là 12,7%. 

Trước đó, từ đầu tháng 9 đến nay, các NH cổ phần như OCB, SCB... tiếp tục nâng lãi suất tiết kiệm tiền đồng, ngoại tệ và vàng lên để thu hút huy động, tăng thanh khoản. Tuy nhiên, khối NH tư nhân cũng đang dần siết nguồn tín dụng. Hầu hết NH đang có chính sách lựa chọn khách hàng theo kiểu ưu tiên người cũ, hạn chế cho vay mới.

Số liệu từ báo cáo của NHNN cho thấy, các NH đã phải nâng lãi suất huy động tiền USD tăng khoảng từ 0,2 đến 0,4% một năm; trong đó NH Ngoại thương điều chỉnh tăng 0,3 - 0,4% mỗi năm ở hầu hết kỳ hạn. Một số NH thương mại cổ phần như Á Châu, Kỹ thương, Xuất nhập khẩu, Quân đội, Quốc tế, Việt Á, Phương Nam điều chỉnh tăng 0,2 -0,4% mỗi năm. Lãi suất đầu vào tăng, song đầu ra của NH lại bị siết bởi quy định vừa ban hành việc cho vay trung dài hạn trên vốn ngắn hạn là 30%. Điều đó cho thấy đi vay NH đang trở nên khó khăn hơn so với những tháng đầu năm, ngoại trừ thời gian tới NH có chính sách mới về lãi suất.

Ông Trần Hưng Thịnh, Chủ tịch HĐQT NH Kiên Long, nhận xét: “Theo chu kỳ hàng năm, từ tháng 11 dương lịch đến sát Tết Nguyên đán, nhu cầu tiền mặt rất cao, số lượng vòng quay của chúng nhanh và nhiều hơn nên lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống NH rất lớn và thực tế này chỉ chấm dứt vào thời điểm sát tết”. Chia sẻ quan điểm này, bà Võ Thị Sánh, Giám đốc Ban Thông tin quản lý và hỗ trợ hội đồng quản lý tài sản thuộc NH Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết: “Ở thời điểm hiện tại, đặc điểm “tính lỏng” của nguồn vốn huy động rất cao. Có nghĩa, trong cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn luôn áp đảo kỳ hạn dài. Và như thế, các NH thương mại buộc phải dự trữ thanh toán lớn hơn nên thiếu chủ động nguồn vốn cho vay dài hạn, cũng như dành vốn cho hoạt động kinh doanh khác và chắc chắn hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN sẽ bị ảnh hưởng”.

Theo một chuyên gia tài chính, để NHNN có đủ điều kiện điều hành tỷ giá, quỹ dự trữ quốc gia nên tập trung vào một đầu mối là ngành NH, thực hiện cơ chế NHNN mua lại toàn bộ ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, thuế xuất khẩu, quỹ dự trữ trả nợ nước ngoài. NHNN sẽ là đơn vị bán ngoại tệ khi ngân sách có nhu cầu. Một khi chủ động được đầu vào, NHNN sẽ cân đối được nguồn và chủ động được đầu ra, can thiệp vào thị trường thời điểm cần thiết. Giải pháp mang tính kỹ thuật này, xét cho cùng là để tạo dựng sự ổn định giá trị của đồng nội tệ, cái đích mà cả ngành tài chính - NH phải hướng tới.

(Theo THẢO VY // Báo Bình Dương)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhận định từ các chuyên gia: Tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ
  • Ai cần Bancassurance?
  • Hiểm họa từ vàng - Kỳ 1: Bán khống, mua thật, hại tỉ giá
  • Đầu tư cho thiết bị máy tính tăng năm 2010
  • Đánh thuế trong kinh doanh vàng : “Cây gậy và củ cà rốt”
  • Chênh lệch lương: Nên nhìn vào hiệu quả công việc
  • Ngành ngân hàng: Tốc độ tăng trưởng sẽ cao nhất?
  • Xu thế thị trường trong những tháng đầu năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!