Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín dụng Nhà nước 2010: Sẽ không rải mành mành

Theo Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), năm 2010, VDB được giao cho vay nền kinh tế với số vốn 54.500 tỷ đồng, trong đó vốn ODA cho vay lại 10.000 tỷ đồng, vốn cho vay tín dụng đầu tư 26.400 tỷ đồng, dư nợ bình quân cho vay tín dụng xuất khẩu là 15.000 tỷ đồng.

Bên cạnh kế hoạch cho vay, Thủ tướng Chính phủ cũng giao VDB phải huy động trong nước một lượng vốn tương ứng (phát hành trái phiếu 15.000 tỷ đồng, huy động khác gần 32.000 tỷ đồng). Theo Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng, đây là nhiệm vụ “rất nặng nề”, vì vậy năm 2010, việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu sẽ tập trung trọng tâm, trọng điểm hơn.

Tín dụng đầu tư- thứ tự ưu tiên


Với số vốn 26.400 tỷ đồng, thứ tự ưu tiên đầu tiên là các dự án chuyển tiếp hoàn thành ngay trong năm 2010 (đã ký hợp đồng tín dụng, đang giải ngân dở dang); tiếp đến là các dự án trọng điểm, chương trình của chính Phủ; các dự án rừng, trồng rừng; các dự án an sinh xã hội (xử lý rác, nước thải, cấp nước sạch, bệnh viện trường học…); các dự án phục vụ nông nghiệp nông thôn; các dự án phát triển hạ tầng công nghiệp và cơ khí nông nghiệp. Các khách hàng truyền thống và có uy tín với VDB, các khách hàng chấp hành tốt chính sách tín dụng của nhà nước cũng thuộc đối tượng ưu tiên này.

Ông Nguyễn Quang Dũng khẳng định, các dự án thuộc 3 thứ tự ưu tiên đầu tiên có thể triển khai ngay, còn lại có thể phải cân đối. “Năm 2009, số đăng ký giải ngân là 29.000 tỷ đồng, nhưng đến 4/12 giải ngân chưa được 20.000 tỷ đồng, đã điều chỉnh cả năm chỉ còn 23.000 tỷ đồng nhưng có khả năng không giải ngân hết. Vì vậy, đề nghị các doanh nghiệp căn cứ vào tiến độ, quyết tâm của mình để rà soát lại để đăng ký kế hoạch giải ngân cho sát, tránh tình trạng đăng ký “phòng xa” dẫn đến doanh nghiệp khác cần vốn lại không được bố trí…”- Ông Dũng đề nghị.

Tại hội nghị khách hàng vừa qua, Tổng giám đốc VDB cũng rất chia sẻ với các doanh nghiệp khi nhiều dự án triển khai chậm, “không làm gì được”, đặc biệt các dự án về rác thải (có nghị định nhưng chưa có thông tư hướng dẫn). Hay đối với lĩnh vực khai thác mỏ: “Thời gian qua chúng tôi cũng du di một số trường hợp, nhưng theo quy định không có giấp phép khai thác mỏ thì không giải ngân được, mà doanh nghiệp phản ánh là để có được giấy phép nay phải có 33 con dấu. Thực tế, nhiều nhà máy xi măng đã sản xuất ra sản phẩm rồi nhưng vẫn chưa có giấy phép khai thác mỏ nên cũng chịu. Bây giờ phải giải quyết câu chuyên này như thế nào vừa hài hoà, vừa đúng pháp lụât?”- Ông Dũng đặt vấn đề.

Tổng giám đốc VDB cũng lưu ý các doanh nghiệp triển khai dự án mới hết sức chú ý khâu lựa chọn tư vấn dự án, nhất là các dự án trái ngành nghề để không mất nhiều thời gian trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào 62 huyện nghèo cần ghi rõ trong hồ sơ và dù có khó khăn về nguồn vốn song VDB cũng cam kết cho vay với mức cao nhất, trong thời gian ngắn nhất…

Tín dụng xuất khẩu: ưu tiên doanh nghiệp xuất khẩu quy mô lớn

Năm 2009 Thủ tướng Chính phủ giao dư nợ bình quân là 10.000 tỷ đồng, đến nay VDB đã thực hiện được 17.000 tỷ đồng, doanh số cho vay xuất khẩu đạt khoảng 31.000 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2010 dự nợ bình quân tăng lên 150% (15.000 tỷ đồng), VDB dự kiến thực hiện 20.000 tỷ đồng, phấn đấu “quay” được 3 vòng, dự kiến số tiền đưa ra cho vay xuất khẩu sẽ khoảng 50- 60 nghìn tỷ đồng. Nếu như từ năm 2009, VDB hỗ trợ xuất khẩu phải “rải mành mành”, đồng vốn được chia nhỏ cho nhiều đối tượng miễn là nằm trong 26 mặt hàng ưu tiên, thì bắt đầu từ năm 2010, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chỉ tập trung vào một số ngành hàng, một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, kim ngạch xuất khẩu lớn với mục đích giữ được thị trường truyền thống, mở thêm thị trường mới.

Tuy nhiên, VDB lưu ý, nguốn vốn vay ngân hàng thương mại, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp vẫn phải là chủ yếu, VDB chỉ hỗ trợ thêm (trong số 50- 60 nghìn tỷ đồng). Một thực tế được nhiều doanh nghiệp phản ánh, mặc dù nguồn vốn hỗ trợ cho D doanh nghiệp không nhiều nhưng lúc doanh nghiệp cần thì không có, nhất là khi doanh nghiệp cần dự trữ thì tiền về nhỏ giọt, khi doanh nghiệp bán được hàng thì tiền mới về. Ông Dũng cho biết, trong năm 2010, VDB sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương dưa vốn ra theo tín hiệu thị trường. Một trong những nguyện vọng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu là có kho ngoại quan ở nước ngoài để giảm bớt được chi phí lưu thông, VDB cũng sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hình thành các kho ngoại quan ở nước ngoài bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước và của doanh nghiệp, trước mắt sẽ xây dựng kho ngoại quan ở nước ngoài…

VDB cũng cho biết, trong năm 2010 sẽ tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính, phấn đấu cắt giảm 40% thủ tục đã thông báo, tạo thuận lơị hơn cho khách hàng trong quan hệ tín dụng…
 
Theo VDB, doanh số cho vay xuất khẩu năm 2009 dự kiến 33.000 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2006, trên 2.100 hợp đồng tín dụng được ký kết tương đương với kim ngạch xuất khẩu 55.000 tỷ đồng. Vốn tín dụng xuất khẩu thường xuyên tham gia 30- 60% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, tàu biển:35- 55%, cà phê:15- 25%..

(Công Thương)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Geithner: Sẽ không có làn sóng thứ hai của khủng hoảng
  • Ai sẽ “về đích” trong cuộc chiến chống khủng hoảng?
  • Cái nhìn khả quan về vàng sang năm tới
  • David Levenstein: Giá vàng có thể sẽ thoái lui về mốc $1000/oz
  • Nhận định xu hướng giá vàng của VÀNG TOÀN CẦU ngày 22 - 12 - 2009
  • Rủi ro tín dụng đen
  • Tăng tính minh bạch để thu hút nhà đầu tư
  • TS Nguyễn Quang A: Cẩn trọng với lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!