Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bỏ lãi suất cơ bản, lo ngại cho vay nặng lãi

“Việc kiên trì đề nghị sửa đổi luật như vậy (bỏ lãi suất cơ bản) nhằm mục tiêu bảo vệ cho lợi ích của ai, của Nhà nước, của nhân dân để ngăn chặn việc cho vay lãi, ổn định thị trường tiền tệ, hay bảo vệ lợi ích cục bộ của các tổ chức tín dụng?”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga phát biểu thảo luận về Dự luật Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) sửa đổi, sáng qua (16/11).

Hoàng Thị Hảo (Hải Dương).

Lê Văn Cuông (Thanh Hóa).

Nguyễn Đăng Trừng (TPHCM).

Nguyễn Tiến Quân (Quảng Nam). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Phó Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga cho rằng, lãi suất cơ bản thể hiện vai trò định hướng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhằm góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

Luật hiện hành quy định: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”. Nhưng để giúp các ngân hàng thương mại tránh hậu quả pháp lý do vi phạm trần lãi suất cho vay, sau 4 lần trình UBTVQH không thông qua được, lần này NHNN lấy danh nghĩa Chính phủ chọn giải pháp lặng lẽ bỏ quy định về lãi suất cơ bản (Điều 9 của Luật hiện hành) nhưng không hề có một lời giải thích! 

Ngoài ra, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa các tổ chức tín dụng thoát khỏi trần lãi suất trong Bộ luật Dân sự. Cả hai dự thảo để một van khóa rất mù mờ về cơ chế xác định lãi suất của các tổ chức tín dụng.

“Đưa tổ chức tín dụng thoát khỏi sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, hợp thức hóa cho các vi phạm về tự do hóa lãi suất.Vậy đề nghị sửa Luật như vậy bảo vệ lợi ích của ai, của Nhà nước, của nhân dân để ngăn chặn việc cho vay lãi nặng, ổn định thị trường tiền tệ, hay bảo vệ lợi ích cục bộ của các tổ chức tín dụng”- Bà Nga lo ngại.

Nhiều ĐB đồng tình với ĐB Nga, bỏ lãi suất cơ bản Nhà nước mất vai trò định hướng, dẫn đến chạy đua lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đẩy người dân và doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao, làm mất giá VNĐ; không kiểm soát được tình trạng cho vay lãi nặng và làm vô hiệu hóa 6 điều Bộ luật dân sự, 1 điều của Bộ luật hình sự, đẩy hoạt động của cơ quan tố tụng vào bế tắc, không còn căn cứ để giải quyết.

ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) phân tích, trước khi NHNN quyết định về lãi suất cơ bản, tình hình huy động của các ngân hàng chạy đua làm cho rối loạn hoạt động của các ngân hàng, cử tri hoang mang.

“Trước đây thả nổi, gửi vào một con trâu khi rút tiền ra chỉ còn được một con gà thôi, đồng tiền bị mất giá, ảnh hưởng đến giá cả, kinh tế vĩ mô, không đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Quốc hội đại diện cho nhân dân phải nắm rất chắc và quyết định cụ thể về vấn đề này không thể để tình trạng liên tục mất giá đồng tiền, ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Đề nghị Ban soạn thảo giải trình lý do đưa lãi suất cơ bản ra khỏi luật”- ĐB Cuông đề nghị.

Theo ĐB Trần Đình Long (Đăk Lăk), bỏ lãi suất cơ bản là bỏ biện pháp kiểm soát lãi suất tín dụng của Nhà nước, cần phải có biện pháp hữu hiệu khác thay thế hoặc là không nên bỏ lãi suất cơ bản.

Sửa rồi, sửa nữa…

“NHNN là mô hình lưỡng tính, vừa là thành viên Chính phủ, vừa là ngân hàng mang tính chất thương mại nên cần phải được thiết kế rất chặt chẽ giữa quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm và chế tài để không xảy ra những bất trắc, trục trặc đặc biệt là phải khắc phục được những thiếu sót, hạn chế mà kinh tế nước ta đang gánh chịu” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung.

Nhiều ĐB QH băn khoăn, theo quy định, Quốc hội quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nhưng trong dự luật vai trò này lại mờ nhạt đi. Vấn đề này liên quan đến việc ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam, nó tạo niềm tin cho người gửi tiền.

Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm (ĐB Thái Bình) đánh giá, so với yêu cầu sửa đổi Luật theo hướng nâng dần trách nhiệm, quyền hạn của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ, tổ chức lại NHNN như một Ngân hàng Trung ương hiện đại hoạt động theo cơ chế thị trường và định hướng XHCN thì việc sửa lần này chưa tiến bộ bao nhiêu.

“Chắc chắn còn những lần sửa tiếp mới có thể giải quyết triệt để những trục trặc, mắc mớ trong điều hành” -  Ông Kiêm nói.

ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, lần này đáng ra phải giảm bớt các chức năng của NHNN với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ ngân hàng, tăng cường chức năng một Ngân hàng Trung ương. Nhưng dự thảo bổ sung thêm 10 nhiệm vụ, quyền hạn hầu hết liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước.

“Dự luật làm lu mờ thẩm quyền của Quốc hội hơn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Thay vào đó, Quốc hội quyết định mức lạm phát định hướng trong từng thời kỳ là cái gì? Phải chăng chính sách tiền tệ chỉ có mỗi cái này? Đề nghị giữ nguyên như luật hiện hành”- ĐB Quyền nói

(Theo Nguyễn Tuấn // Tienphong Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Điều chỉnh lãi suất và tỷ giá: Vì sao phải can thiệp mạnh?
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 08/12/09
  • FED gây áp lực lên đồng USD
  • Tháng 10: tiêu dùng tín dụng của Mỹ giảm mạnh
  • Tín dụng ngân hàng: Vào rộng mở, ra dè dặt
  • Chính phủ Mỹ kỳ vọng việc thu hồi các khoản tiền cứu trợ ngân hàng
  • Hiệu quả thực hiện lãi suất cơ bản mới
  • Đồng yên tăng lên bởi các tín hiệu về sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!