Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bóc trần đồng USD rởm

 

Trên thị trường mới xuất hiện loại 100 USD giả mới, rất khó phân biệt với tiền thật. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn có thể giúp người tiêu dùng “bóc trần” loại tiền dởm này.

 

Loại tiền giả này có đặc điểm nhận biết như sau: Chữ cái kiểm tra và số bản in mặt trước: A109 (nằm ở phía dưới, bên phải chân dung Tổng thống Mỹ Franklin); Số bản in mặt sau: 13 (nằm ở góc dưới bên phải mặt sau tờ bạc); Chữ cái và số đặc trưng của ngân hàng phát hành: E3 (nằm ở phía dưới dãy số bên trái).

Tiền thật (ảnh trên), tiền giả (ảnh dưới).

Theo quy định của Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) của Mỹ, đối với các loại giấy USD, chữ cái và số đặc trưng cho ngân hàng phát hành in E3 như ở tờ giấy bạc này là sai. Ở tiền thật, nếu do Ngân hàng Dự trữ bang Richmond phát hành thì chữ cái và số đặc trưng cho ngân hàng này phải là E5. Nếu có số 3 thì phải đi cùng với chữ C là chữ cái và số đặc trưng của Ngân hàng Dự trữ bang Philadelphia C3. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt tiền USD thật - giả.

Ngoài ra, loại tiền giả này còn một số đặc điểm nhận biết khác với tiền thật như sau: Chữ "DOLLARS" trong chữ "ONE HUNDRED DOLLARS" viết sai thành "DOLLORS". Dòng chữ "THIS NOTE IS LEGAL TENDER FOR ALL DEBTS PUBLIC AND PRIVATE" ở dưới con dấu Hệ thống Dự trữ Liên bang được thay thế bằng dòng chữ "SEPARATE THANK TO THE AMERICAN BANK FOR IDEA OF DESIGN".

Dòng chữ siêu nhỏ "The United States of America" trên cổ áo Tổng thống và các dòng chữ "100 USD 100 USD..." trong nền con số mệnh giá 100 lớn ở góc dưới bên trái mặt trước tờ tiền gần như không đọc được; Các chi tiết được in Intaglio ở tiền thật thì ở đây bị in bằng phương pháp in offset; Mực đổi màu không được sử dụng để in con số mệnh giá lớn "100" ở góc dưới bên phải mặt trước tờ tiền giả nên màu không đổi từ đen sang xanh ôliu và ngược lại khi quan sát ở các góc độ khác nhau; Dây bảo hiểm và các sợi tơ bảo hiểm xanh đỏ được in ở mặt trước tờ tiền không phát quang dưới tia đèn cực tím.

THEO CÔNG AN NHÂN DÂN

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • VAFI đề xuất sáu giải pháp tăng cung ngoại tệ
  • Dấu hỏi về tỷ giá và lạm phát
  • Những công cụ làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ
  • Doanh số giao dịch liên ngân hàng USD giảm 21%
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 29/04/2011
  • USD liên ngân hàng tăng lần đầu trong 5 ngày, lên 20.698 đồng
  • Lãi vàng rút về mốc 0%/năm
  • Lãi suất cho vay sản xuất lên 20%, phi sản xuất lên 23%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!