Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách tiền tệ các nước gặp nhiều ẩn số do bất ổn Trung Đông

Trong lúc chính sách tiền tệ của các nước đang đứng trước thời điểm nhạy cảm, cuộc khủng hoảng Trung Đông lại làm tăng thêm ẩn số cho tâm lý của thị trường toàn cầu và phục hồi kinh tế.

Ngân hàng Societe Generale (Pháp) mới đây cho rằng, nếu bất ổn chính trị lan đến Ả rập Xê-út, các hợp đồng dầu thô Brent có thể chạm mốc giá cao 200USD/thùng. Theo báo cáo nghiên cứu của ngân hàng này, “khi tình trạng hỗn loạn lan sang Ả Rập Xê-út, sẽ đe dọa xuất khẩu dầu thô của Ả rập, dầu thô Brent sẽ biến động trong mức giá khoảng 150-200USD.

Dầu thô 200USD/thùng? Cho dù khấu trừ cả nhân tố lạm phát nhiều năm qua, con số này cũng đủ đánh bại sự nhiệt tình của các hoạt động tiêu dùng và đầu tư. Hiệu ứng của 3 lần khủng hoảng dầu mỏ do chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 năm 1973, Quốc vương Iran Mohammad Reza Shah bị hạ bệ vào năm 1979 và “hai cuộc chiến Iran-Iraq” xảy ra sau đó cùng với chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 gây ra lại hiện ra trước mắt.

Trước đó, tỷ giá đồng EUR/USD hôm 3/3 tăng lên mốc cao mới trong 4 tháng qua, gần chạm ngưỡng 1,40USD. Sau khi hội nghị chính sách tiền tệ quyết định để Ngân hàng trung ương châu Âu ECB duy trì mức lãi suất 10%, Chủ tịch ECB Trichet cho biết, ECB sẽ cảnh giác cao độ về tình trạng lạm phát leo thang và còn ám chỉ sẽ nâng lãi suất vào tháng sau. Tuy nhiên, cục dự trữ liên bang Mỹ FED lại có thái độ trái ngược với ECB, theo Chủ tịch FED Bernanke, vấn đề phải giải quyết đầu tiên của FED là tạo công ăn việt làm.

Rõ ràng, phần lớn USD đều đổ ra bên ngoài, áp lực của Mỹ không lớn. Nhiều nước châu Á Thái Bình Dương đã nâng lãi suất dưới sức ép lạm phát, đặc biệt là những nước neo tỷ giá theo USD. Vấn đề thị trường quan tâm nhất hiện nay là động thái của Âu – Mỹ, GDP của hai khu vực này xấp xỉ khoảng 30000 tỷ USD, tương đương như nhau.

IHS Global Insight – một trong những cơ quan phân tích tài chính và kinh tế lớn nhất toàn cầu công bố triển vọng kinh tế toàn cầu cho biết, năm 2011, Trung Quốc vẫn đứng trước nguy cơ kinh tế quá nóng, tỷ lệ lạm phát cũng đang tăng nhanh. Các thị trường mới nổi khác như Brazil, Nga và Nam Phi đều có dấu hiệu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lạm phát không ngừng tăng theo, giá lương thực đã trở thành vấn đề then chốt mà ngân hàng trung ương các nước đều quan tâm. Nếu khủng hoảng Trung Đông phát triển sâu rộng hơn, liệu lạm phát của các thị trường mới nổi có vượt quá giới hạn hay không? Đứng trước các nhân tố mới, liệu ECB có nên thắt chặt tiền tệ?

Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank Axel Weber cho hay: “Lãi suất hiện giờ đã trở lại trạng thái bình thường, các thị trường mới nổi châu Á liệu có chấp nhận sự co hẹp một lượng lớn tính thanh khoản và sự giảm nhiệt của các hoạt động đầu tư hay không? Các khoản nợ xấu liệu có tăng vọt hay không? Kinh tế thế giới, đặc biệt là các quốc gia mới nổi châu Á có thật sự đã khôi phục sức khỏe sau  khi mắc căn bệnh nghiêm trọng chưa? Những lời dự đoán suy thoái lần hai mà giáo sư kinh tế Andy Xie và Roubini đưa ra có thành hiện thực hay không? Không ai có thể biết, các cơ quan tiền tệ chỉ có thể tự mình chịu trách nhiệm về các chính sách. Ít nhất hiện tại cho thấy, tình hình rất nghiêm trọng, khó có thể cảm thấy nhẹ nhõm.

( Nguồn: ViTinfo )

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!