Gần đây, nhiều giải pháp đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cùng các cơ quan khác đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế mà theo nhiều người nó chính là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng bất ổn vĩ mô hiện nay. Tuy nhiên, như đã phân tích trong bài “Nếu không còn vàng và đô la?” đăng trên TBKTSG số 13 ra ngày 24-3-2011, sự hỗn loạn của vàng và đô la chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của bất ổn vĩ mô. Thực ra, nút thắt cơ bản của bài toán ngoại tệ ở Việt Nam là do việc theo đuổi chính sách tỷ giá cứng nhắc làm cho đồng tiền trong nước luôn bị định giá cao gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bên ngoài. Xuất khẩu sẽ khó khăn hơn Giả sử chi phí nhập khẩu chiếm 50% chi phí sản xuất sản phẩm cá ba sa xuất khẩu hiện nay của Việt Nam. Đồng thời, cũng giả sử một sản phẩm nào đó có chi phí sản xuất 10 đô la (5 đô la nhập khẩu và 105.000 đồng chi phí trong nước) và sẽ bán được với giá 10,5 đô la. Như vậy mức lợi nhuận sẽ là 5%. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong năm 2011 các chi phí hay giá cả đầu vào trong nước tăng khoảng 13%, trong khi chi phí nhập khẩu cũng như giá xuất khẩu chỉ tăng 2%? Chi phí đầu vào lúc này là sẽ =(105.000 đồng x 1,13) + [(5 đô la x 21.000 đồng) x 1,02] = 225.750 đồng; và doanh thu từ xuất khẩu = 10,5 đô la x 1,02 x 21.000 = 224.910 đồng. Tính ra, từ có lãi 5% nhưng do tỷ giá cố định trong khi lạm phát trong nước quá cao so với bên ngoài đã làm cho xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam bị lỗ (cụ thể là 840 đồng hay 0,37%). Nói một cách tổng quát là hoạt động xuất khẩu nói chung của Việt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn. Sản xuất tiêu thụ trong nước sẽ gặp bất lợi Giả sử trong nước có hai doanh nghiệp sản xuất tăm tre y như nhau (một của Việt Nam và một của Trung Quốc), năm 2010 cùng bán tăm trên thị trường Việt Nam với giá 31.500 đồng (tương đương với 10,5 nhân dân tệ hay RMB) cho một lô tăm, và suất sinh lợi của cả hai doanh nghiệp đều là 5% (1.500 đồng hay 0,5 RMB). Toàn bộ chi phí sản xuất của mỗi doanh nghiệp đều từ trong nước. Điều gì sẽ xảy ra nếu năm 2011, đồng nhân dân tệ lên giá 2% so với đồng đô la và tỷ giá USD/VND vẫn là 21.000, trong khi mức tăng giá đầu vào ở Trung Quốc là 5% và ở Việt Nam là 13%? Đối với doanh nghiệp Việt Nam, chi phí đầu vào lúc này sẽ = 30.000 đồng x 1,13 = 33.900 đồng. Để đảm bảo suất sinh lợi 5% như cũ thì giá bán cũng phải tăng 13% hay giá một lô tăm sẽ = 31.500 đồng x 1,13 = 35.595 đồng.Đối với doanh nghiệp Trung Quốc, chi phí sản xuất một lô tăm lúc này sẽ = (10 RMB x 1,05 = 10,5 RMB và do đồng nhân dân tệ lên giá 2%, nên tỷ giá giữa RMB/VND = 3.000 x 1,02 = 3.060, vì vậy doanh thu tính ra RMB sẽ là: 35.595/3.060 = 11,63 RMB. Tính ra, lợi nhuận của công ty Trung Quốc sẽ là 1,13 RMB, hay suất sinh lợi sẽ là 11% thay vì 5% như năm ngoái. Trong trường hợp chỉ muốn suất sinh lợi là 5% như cũ, thì doanh nghiệp Trung Quốc chỉ cần bán tăm trên thị trường Việt Nam ở mức 33.737 đồng/lô. Với giá này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ lỗ 764 đồng hay khoảng 2% so với doanh thu. Điều này có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đã bị đẩy vào thế bất lợi trên chính sân nhà của mình. Từ hai ví dụ nêu trên cho thấy, khi lạm phát trong nước ở mức rất cao so với thế giới bên ngoài, việc điều hành tỷ giá một cách cứng nhắc sẽ gây bất lợi cho hoạt động sản xuất trong nước (cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa) và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng nhập khẩu. Hậu quả của chính sách này là hàng hóa xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước của Việt Nam sẽ bị giảm đi do chi phí sản xuất tăng cao, nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ buộc phải giảm quy mô sản xuất, thậm chí là đóng cửa và từ bỏ hoạt động kinh doanh; trong khi tăm tre hay các loại hàng hóa rẻ tiền khác từ Trung Quốc cũng như hàng hóa của các nước khác lại được tạo điều kiện thuận lợi hơn để tràn ngập thị trường Việt Nam. Tóm lại, việc điều hành tỷ giá cứng nhắc trong thời gian qua đã làm cho thâm hụt thương mại cũng như căng thẳng ngoại tệ ngày một trầm trọng hơn. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần phải kéo lạm phát đi xuống (ít nhất là tương đương với các đối thủ cạnh tranh chính của mình), đồng thời có một chính sách điều hành tỷ giá hợp lý để, ít nhất, không gây bất lợi cho các chính doanh nghiệp của mình. Trong thời gian qua vàng và đô la đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội. Sự biến động của giá hai loại hàng hóa này đã gây tâm lý bất an cho không ít người. Nhiều người cho rằng, chính sự tự do trong việc mua bán vàng và đô la đã gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống xã hội. Do vậy, nếu dẹp bỏ được việc mua bán “trái phép” hai loại hàng hóa này sẽ góp phần giải quyết bất ổn vĩ mô. Thực ra, sự hỗn loạn của vàng và đô la chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của bất ổn vĩ mô. Giả sử nếu có một bàn tay vô hình nào đó có thể làm cho vàng và đô la biến mất hoàn toàn khỏi nền kinh tế Việt Nam thì những trục trặc vĩ mô vẫn y nguyên như cũ, trừ phi những vấn đề gốc rễ được giải quyết. Khi đó, người dân vẫn sẽ tìm những loại hàng hóa mà giá trị của chúng ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát để cất giữ. Do vậy, vấn đề then chốt chính là ổn định vĩ mô. Đô la nằm ở đâu? Theo số liệu có sẵn thì tổng số dư huy động bằng ngoại tệ cuối năm 2010 là 27 tỉ đô la, chiếm 25% tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tỷ lệ này, tuy có tăng đôi chút so với năm 2007, nhưng so với đỉnh điểm 41,5% năm 2001 thì tình trạng đô la hóa trong hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể (hình 1). Trong 10 năm qua, tổng số dư huy động bằng ngoại tệ nêu trên chỉ tăng khoảng 22 tỉ đô la. Trừ năm 2009, không có năm nào lượng tiền gửi bằng ngoại tệ tăng thêm vượt quá 60% số kiều hối chuyển về. Nhìn vào các số liệu nêu trên thì mọi chuyện nói chung là ổn. Tuy nhiên, khi so sánh với các số liệu về cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối sẽ thấy vấn đề khá nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê về cán cân thanh toán của IMF thì trong hai năm 2009 và 2010, khoản sai số và bỏ sót lên đến 27 tỉ đô la, rất cao so với những năm trước đó (dao động quanh 1 tỉ đô la). Điều này làm cho cán cân thanh toán tổng thể âm 11,2 tỉ đô la và dự trữ ngoại hối quốc gia cũng giảm đi một lượng tương ứng. Nguyên nhân của khoản sai số trở nên đột biến được lý giải là do người dân chuyển sang tích trữ đô la hay vàng mà một phần không nhỏ từ nhập lậu. Nếu so sánh số ngoại tệ được cho là người dân đã mua vào và mức tăng thêm của số dư tiền gửi bằng ngoại tệ nêu trên thì có một mức chênh lệch đáng kể. Điều này có nghĩa là tiền mặt bằng ngoại tệ đã được cất ở nhà hay chuyển không chính thức ra nước ngoài. Khi nào người dân giữ vàng và đô la? Trong giai đoạn 1996-2006, nếu dùng tiền đồng gửi tiết kiệm thì sau 10 năm, từ 100 đồng sẽ thành khoảng 260 đồng trong khi nếu mua đô la gửi ngân hàng hay giữ vàng thì giá trị của chúng tính ra tiền đồng lần lượt chỉ là 210 và 240 đồng. Hơn thế, nếu mua đô la đem cất trong nhà thì khi quy ra tiền đồng chỉ là 145 đồng. Trong giai đoạn này, trừ việc mua đô la đem cất trong nhà, việc giữ cả ba loại tài sản nêu trên đều có suất sinh lợi dương vì mức giá chung của nền kinh tế chỉ tăng 53%. Trong đó, giữ tiền đồng là có lợi nhất. Hơn thế, chênh lệch của suất sinh lợi giữa giữ tiền đồng và đô la có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, bức tranh đã hoàn toàn thay đổi trong bốn năm gần đây. Nếu đem 100 đồng vào cuối năm 2006 để mua vàng hay mua đô la gửi tiết kiệm hay giữ nguyên tiền đồng để gửi tiết kiệm thì giá trị có được tính ra tiền đồng vào cuối năm 2010 lần lượt là 368 đồng, 148 đồng và 146 đồng. Như vậy trong giai đoạn này, việc giữ vàng sẽ có lợi nhất, kế đến là đô la và cuối cùng là tiền đồng. Nếu so với mức lạm phát lũy kế lên đến 61%, thì chỉ có mua vàng mới đem lại suất sinh lợi dương. Nếu chỉ tính năm 2010, suất sinh lợi của việc giữ vàng là 30%, đô la khoảng 15% và tiền đồng chỉ khoảng 10%. Nếu mua đô la về cất trong nhà thì suất sinh lợi cũng cao hơn việc gửi bằng tiền đồng. Nếu một người có một tấn lương thực đem đổi ra vàng hoặc đô la, hoặc giữ tiền đồng thì cuối năm mua được lần lượt là 1,18; 0,98 và 0,95 tấn lương thực. Do vậy, nếu quy ra lúa thì chỉ có giữ vàng trong năm 2010 là làm tăng giá trị tài sản, trong khi giữ tiền đồng là thiệt nhất. Giữ vàng là một thói quen lâu đời của người Việt. Trong một thời gian rất dài, vàng được lấy làm thước đo để đánh giá sự giàu có của một người cũng như làm cơ sở cho việc giao dịch các tài sản có giá trị lớn (chủ yếu là nhà đất). Trong tâm trí của người Việt, vàng có ý nghĩa như một tài sản nhiều hơn là vật trang sức. Lý do mà vàng được ưa chuộng như vậy là do (1) theo thời gian, giá trị của nó so với hầu hết các loại hàng hóa hay tài sản khác chỉ có tăng mà không giảm; (2) vàng có thể chia nhỏ tới hàng phân và với thể tích nhỏ mà không bị hư hao nên có thể cất giữ gần như là mãi mãi và việc vận chuyển hết sức dễ dàng; (3) vàng là một trong những loại hàng hóa dễ trao đổi và mua bán. Tuy nhiên, thói quen nêu trên giảm đáng kể sau thời gian kinh tế vĩ mô được ổn định và môi trường kinh doanh được cải thiện cùng với sự biến động không nhiều của giá vàng. Ở thời điểm Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006, có lẽ không nhiều người tích trữ thêm vàng (trừ những đối tượng có những khoản tích góp nhỏ). Hầu hết các giao dịch bất động sản đã được định giá bằng tiền đồng thay vì vàng như trước đây hay đô la trong thời gian gần đây. Cũng ở thời điểm nêu trên, tình trạng đô la hóa đã giảm đáng kể, thể hiện rất rõ qua tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ là 22,6% vào cuối năm 2007 so với 41,5% năm 2001 (hình 1). Hơn thế, trong thời gian này, hiện tượng mua đô la cất trong nhà dường như không xảy ra. Thậm chí trong quí 1-2008, việc tiêu thụ đô la đã gặp không ít khó khăn.Tuy nhiên, tình trạng giữ vàng và đô la trở nên hết sức phổ biến trong thời gian qua cộng với một số giải pháp làm cho thị trường không có sự thông suốt đã gây ra hết cơn sốt này đến cơn sốt khác làm nhiều người nhầm tưởng rằng vàng và đô la đã gây ra bất ổn vĩ mô. Xét dưới góc độ gia tăng giá trị tài sản, thì việc mua đô la đem về nhà cất sẽ làm giảm đi giá trị tài sản. Đây là một trò chơi có tổng âm cho Việt Nam vì hàng năm những người giữ đô la phải đóng thuế lạm phát cho nước Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đồng tiền trong nước bị mất giá nên người ta mới phải phòng vệ để tài sản của mình ít bị teo tóp nhất chứ không phải họ muốn kiếm lời cao. Tóm lại, việc người dân đổ xô mua vàng hay đô la để tích trữ là do người ta lo ngại sự mất giá của đồng tiền bắt nguồn từ sự mất cân đối kép của nền kinh tế do việc cung tiền quá mức, chi tiêu công kém hiệu quả cộng với một chính sách tỷ giá gây bất lợi cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Nếu kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện thì những người có tiền sẽ tự chuyển sang tiền đồng để có vốn kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội. Lúc này, những cơn sốt vàng hay đô la sẽ không còn nữa.
Do vậy, giả sử từ nay đến cuối năm 2011, bằng các biện pháp của mình, NHNN sẽ ngăn chặn được tình trạng đô la hóa và giữ được tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam (USD/VND) ở mức 21.000 (tương đương với mức tỷ giá trên thị trường tự do cuối năm 2010) trong bối cảnh lạm phát cả năm có thể lên đến 13,3% như dự báo của ADB thì bài toán ngoại tệ có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn so với xu hướng ngược lại. Hai ví dụ dưới đây sẽ chứng minh cho điều này.Việc điều hành tỷ giá cứng nhắc trong thời gian qua đã làm cho thâm hụt thương mại cũng như căng thẳng ngoại tệ ngày một trầm trọng hơn.
-----------------------
Nếu không còn vàng và đô la ?
Tác giả: Huỳnh Thế Du
Nguồn: TheSaigontimes
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com