Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

FED rút tiền khỏi nền kinh tế

Cục dự trữ liên bang Mỹ đang “sửa sang” một kế hoạch nhằm rút về một số khoản tiền đã bơm vào nền kinh tế trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính.

Thứ hai (30/11), theo Ngân hàng dự trữ liên bang New York, nhà đầu tư và những người khác không nên kết luận bất cứ điều gì về việc khi nào ngân hàng trung ương FED sẽ đảo ngược tiến trình và bắt đầu tăng mức lãi suất và rút về những gói trợ giúp khác nhằm ngăn chặn lạm phát.

Những kế hoạch sắp tới có liên quan đến cái được gọi là “hợp đồng mua lại nghịch đảo” – reverse repurchase agreements. Đó là khi FED bán chứng khoán từ danh mục đầu tư của nó, với một thỏa thuận sẽ mua lại chúng trong tương lai.

Các hợp đồng mua lại nghịch đảo là một công cụ mà FED có thể sử dụng để rút về một số tiền mà nó đã bơm vào nền kinh tế nhằm “làm dịu” cuộc khủng hoảng tài chính.

Những tác động sẽ “hết sức nhỏ” và không ảnh hưởng đến mức lãi suất chính của FED, các quan chức phát biểu. Họ sẽ không cho biết tổng số tiền được sử dụng trong kế hoạch là bao nhiêu.

Các quan chức của FED cũng nói rằng họ không biết khi nào thì kế hoạch đầu tiên sẽ được chỉ đạo tiến hành và không biết liệu sẽ có bao nhiêu kế hoạch được đưa ra. Theo Ngân hàng dự trữ liên bang New York, các kế hoạch được chỉ đạo nhằm “bảo đảm sự sẵn sàng hoạt động” của FED.

Họ không “thể hiện bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách tiền tệ, và cũng không có động thái gì về việc sẽ thay đổi chính sách tiền tệ trong tương lai,” Ngân hàng dự trữ liên bang New York cho biết. Các kế hoạch được vạch ra nhằm “không gây tác động đáng kể nào lên lãi suất thị trường,”, FED cho biết thêm.

Michael Feroli, nhà kinh tế tại ngân hàng JP Morgan Chase hoàn toàn đồng ý với dự định này.

 “Họ muốn kiểm định tất cả và chắc chắn rằng mọi thứ hoạt động tốt cho đến thời điểm cần phải tăng lãi suất…họ biết họ có thể làm điều đó,” Michael cho hay.

FED cho biết: các hợp đồng mua lại nghịch đảo là một công cụ lâu năm của FED dùng để giảm tiền trong nền kinh tế và đã được sử dụng lần gần đây nhất vào tháng 12/2008.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này, FED vẫn đang cân nhắc việc bán chứng khoán của nó cho nhiều nhà đầu tư hơn – ngoài những nhà phân phối chứng khoán hàng đầu như Banc of America Securities, Citigroup Global Markets và JPMorgan Securities.

Chủ tịch FED Ben Bernanke đã nói rằng các hợp đồng mua lại nghịch đảo có phạm vi rộng sẽ được thực hiện với các ngân hàng, Fannie Mae và Freddie Mac và một số thể chế khác. Một vài nhà phân tích nói rằng FED có thể  tác động tới thị trường tiền tệ giữa các quỹ tương hỗ. Dẫu vậy, trong lời phát biểu vào thứ hai (30/11), các nhà phân tích vẫn nói rằng các kế hoạch của FED sẽ được thực hiện cùng những nhà phân phối chứng khoán hàng đầu.

Nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế, đầu tháng 11, FED đã quyết định vẫn giữ mức lãi suất cho vay ngân hàng ở mức thấp kỷ lục gần 0% và cam kết sẽ giữ mức lãi suất này trong một “giai đoạn mở rộng”. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng mức lãi suất sẽ ở mức thấp thế này hết năm nay và một phần của năm 2010.

Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương đã tăng thêm hơn 2 nghìn tỷ Đôla – phản ánh những chương trình đặc biệt mà FED đã thực hiện nhằm khuyến khích cho vay, ổn định hóa các ngân hàng và phục sinh nền kinh tế. Đó là khoản hơn gấp đôi tài khoản trong bảng cân đối trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra.

Một thử thách lớn cho FED đó là việc quyết định thời điểm bắt đầu tăng mức lãi suất và thời điểm rút về những biện pháp trợ giúp kinh tế tài chính. Rút về những biện pháp trợ giúp quá sớm có thể làm chệch hướng sự hồi phục kinh tế. Còn nếu giữ các biện pháp trợ giúp quá lâu thì sẽ có nguy cơ bùng nổ lạm phát.

(Theo AP)

 

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!