Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm phụ thuộc USD: Không dễ!

Tỉ giá của các ngoại tệ khác biến động bất thường, doanh nghiệp không an tâm nên vẫn chọn lựa USD
 

Thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong thanh toán quốc tế sẽ giảm được phụ thuộc vào USD. Thế nhưng, doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu thực hiện được giải pháp này là không đơn giản.

Chưa sát thực tiễn

Theo các chuyên gia kinh tế, việc đa dạng hóa thanh toán ngoại tệ có thể giải quyết phần nào tình trạng căng thẳng cung - cầu USD. Nếu DN nắm giữ các loại ngoại tệ khác thì khi DN dùng các ngoại tệ đó để mua USD, ngân hàng có thể bán lại chúng trên thị trường quốc tế để lấy USD mà không phải dựa vào nguồn cung USD trong nước.

Ông Phạm Hồng Hải, Giám đốc ngoại hối Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho biết khi DN không chuyển đổi VNĐ sang một ngoại tệ khác thì có thể ký hợp đồng bằng USD với đối tác nước ngoài, sau đó hoán đổi ngoại tệ và tái bảo hiểm thông qua ngân hàng, vẫn bảo đảm được thanh khoản và giảm thiểu rủi ro về tỉ giá.


Hơn 80% các giao dịch quốc tế sử dụng USD. Ảnh: H.THÚY

Theo tổng giám đốc một ngân hàng lớn ở TPHCM, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia có loại tiền tệ mạnh như euro, yen Nhật, đô la Canada, franc Thụy Sĩ... chiếm 44% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nếu DN sử dụng các loại tiền này để mua hàng hóa thì Việt Nam sẽ giảm được 44%nhu cầu mua USD.

Tuy nhiên, các DN cho rằng lập luận của chuyên gia và ngân hàng chỉ đúng về mặt lý thuyết. Bởi trên thực tế có hơn 80% các vụ thanh toán, giao dịch quốc tế là USD. Mặt khác, tỉ giá của các ngoại tệ khác do tổng giám đốc các ngân hàng quyết định, không bị khống chế biên độ (ngoài tỉ giá USD/VNĐ), thường biến động bất thường khiến DN không an tâm nên không có sự chọn lựa nào khác ngoài USD.

E ngại rủi ro tỉ giá

Điều các DN xuất nhập khẩu quan tâm là sử dụng ngoại tệ nào để thanh toán nhanh nhất và ít rủi ro nhất. Tại Singapore (thị trường ngoại hối lớn nhất khu vực Đông Nam Á), USD chiếm tới 70% phi vụ hàng hóa giao ngay. Thậm chí sàn giao dịch cà phê ở London (Anh), không chấp nhận thanh toán euro hay GBP (đồng bảng Anh) thay thế cho USD.

Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Intimex Đỗ Hà Nam cho rằng DN không thể tính toán hiệu quả kinh doanh khi phải thanh toán cùng lúc nhiều loại ngoại tệ tại nhiều thị trường khác nhau.

Theo ông Nam, tỉ giá euro/VNĐ,GBP/VNĐ và tỉ giá một số ngoại tệ khác tăng, giảm trong một ngày hàng trăm đồng (ngày 25-9, tỉ giá GBP/VNĐ giảm 777 đồng) có thể làm cho kết quả kinh doanh của DN từ thắng thành bại.

Theo phó giám đốc trung tâm nguồn vốn và giao dịch tài chính của một ngân hàng có thế mạnh về xuất nhập khẩu, DN không lựa chọn euro, đô la Úc, đô la Canada... thay thế USD là vì tỉ giá của những ngoại tệ đó biến động hàng giờ, độ rủi ro cao.

Trong khi đó, tỉ giá USD/VNĐ chỉ biến động vài đồng/ngày, cụ thể trong tháng 9-2009, tỉ giá USD/VNĐ của các ngân hàng chỉ tăng khoảng 40 đồng/USD. DN có đủ thời gian để thực hiện bài toán kinh doanh, không phải giao dịch lòng vòng và quá phức tạp khi phải sử dụng các ngoại tệ khác.

Giải pháp dài hơi

Để đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán, một số chuyên gia cho rằng Nhà nước cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Cụ thể,bổ sung các cam kết mở rộng Hiệp định Thương mại tự do, song phương để gia tăng quan hệ đầu tư thương mại.

Từ đó, tạo ra nhu cầu sử dụng những đồng tiền khác nhau trong thanh toán quốc tế với những đối tác tương thích, thu hẹp dần khu vực dùng USD.

Mặt khác, DN phải có thời gian để trang bị đội ngũ am hiểu, sử dụng thành thạo các công cụ phái sinh phòng chống rủi ro tỉ giá. Hiện nay, USD suy yếu so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác là cơ hội để Việt Nam có thể xúc tiến các hoạt động liên quan đến việc đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế.

(Theo Thy Thơ // Nguoilaodong Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đằng sau sự sụt giảm hiện nay của đồng USD
  • Trung Quốc giữ NDT yếu tới khi khủng hoảng kinh tế qua đi
  • Ngược chiều lãi suất giao dịch VND và USD
  • Lãi suất giao dịch bình quân tiền đồng giảm nhẹ
  • Thị trường ngoại tệ đang dần cân đối cung-cầu
  • Trung Quốc sẽ duy trì tỷ giá ổn định
  • Đồng NDT chưa sẵn sàng thành đồng tiền quốc tế
  • Canada phát hành trái phiếu bằng đồng USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!