Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khả năng đồng USD mất giá lâu dài khá nhỏ

Cùng với sự gia tăng những dự đoán lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, những mâu thuẫn về chiều hướng của đồng USD trên thị trường lại một lần nữa cũng được mở rộng theo.

Khi các nền kinh tế mới nổi phục hồi, ngân hàng trung ương của các quốc gia này sẽ lần lượt tăng lãi suất, nhưng do tình hình kinh tế và tài chính Mỹ vẫn đang co hẹp, cho nên buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ FED vẫn phải duy trì chính sách lãi suất thấp.

Ngoài ra, việc đồng USD suy yếu cũng khiến các nhà đầu tư bán tháo số tài sản đồng Mỹ kim này, thậm chí cuối cùng sẽ làm lung lay đến vị trí của đồng Mỹ kim. Nhưng có nhiều chuyên gia cho rằng, cho dù kinh tế Mỹ vẫn đang thu hẹp, đồng USD cũng sẽ không thể rơi vào tình trạng mất giá lâu dài.

So với cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay tại Mỹ kéo dài hàng chục năm vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, tình cảnh mà nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng thứ cấp lần này cũng tương tự như nhau. Về hệ thống tín dụng mà nói, trong thời gian diễn ra khủng hoảng tiết kiệm và cho vay, việc cơ quan giám sát thông qua cơ chế thả lỏng lãi suất và mở rộng hạn độ bảo hiểm tiền gửi cho các cơ quan tiết kiệm và cho vay đã khiến cho cơ cấu này được phục hồi trong thời gian ngắn, nhưng lại cho ra đời những rủi ro đạo đức của các cơ quan tiết kiệm và cho vay, từ đó trở nên “sống dở chết dở”;

Để cứu vãn cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng thế chấp lần này, những chính sách nới lỏng tiền tệ và các viện trợ mà chính phủ Mỹ tung ra cũng có thể để lại những di chứng khá lớn, Mỹ có thể sẽ xuất hiện các “ngân hàng sống dở chết dở” do quá lớn mà không thể sụp đổ.

Về chi phí các khoản cứu trợ, trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay, gói cứu trợ trị giá 145 tỷ USD chủ yếu có được từ số tiền nộp thuế thu nhập cá nhân của người Mỹ, tỷ lệ nợ của chính phủ chiếm trong GDP đã không ngừng tăng lên. Còn trong cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp, chính phủ Mỹ cũng phải chịu một mức thâm hụt ngân sách với quy mô khổng lồ, nếu vị trí đồng USD bị lung lay, Mỹ sẽ rất khó tiếp tục bơm vốn, như vậy chi phí cứu vãn thị trường của Mỹ cuối cùng sẽ lại do người Mỹ hứng chịu, điều này sẽ gây bất lợi cho viễn cảnh kinh tế Mỹ và chiều hướng của đồng USD.

Về tình hình xử lý các tài sản xấu, trước đó, cựu chính phủ Bush năm 1989 đã tuyên bố một phương án giải cứu thị trường với quy mô lớn, thành lập Tập đoàn Giải pháp Tín thác (Resolution Trust Corporation – RTC) để tiếp nhận các tài sản xấu, phụ trách giám sát kinh doanh và vận hành. Còn trong cuộc khủng hoảng lần này, chính phủ Mỹ đã khởi động Chương trình giải cứu các tài sản xấu TARP, thu mua một khối lượng tài sản có vấn đề từ các cơ quan tài chính. Nếu chính phủ Mỹ không thể thuận lợi thoát thân từ Chương trình TARP, việc này sẽ tác động đến lòng tin của thị trường đối với đồng USD.

Quan sát thấy rằng, sự suy yếu của đồng USD do cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay gây ra cũng là một gợi ý về chiều hướng tương lai lâu dài của đồng USD. Số liệu lịch sử cho thấy, năm 1989 - thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay cho đến năm 1995 - thời điểm chấm dứt khủng hoảng, trong khi kinh tế Mỹ vẫn liên tục co hẹp, thì chỉ số đồng USD trong thời gian đó chỉ xuất hiện tình trạng biến động trong khoảng 10% - 15%. Từ đó chúng ta có thể dự đoán rằng, cho dù kinh tế Mỹ suy giảm trong thời gian dài do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng thế chấp, khả năng đồng USD mất giá lâu dài cũng khá nhỏ.

( Vitinfo)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tăng tỷ giá liên ngân hàng ổn định thị trường ngoại hối
  • Đô la Mỹ giảm giá do nhu cầu đầu tư an toàn giảm
  • Thị trường tiền tệ thế giới sáng 10/11/2009: USD tăng giá
  • Đồng tiền nào thách thức đồng USD?
  • Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 11 cao nhất từ đầu năm đến nay
  • Tỷ giá USD/VND sẽ tăng nhẹ
  • Thống đốc NHNN: Chính sách tiền tệ sẽ không đổi trong năm nay
  • Mỹ cảnh cáo cứng rắn Trung Quốc về đồng NDT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!