Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật bơm tiền ồ ạt, đồng yên vẫn tăng giá

Thị trường hoảng sợ khi Thủ tướng Nhật tuyên bố rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân đang tăng lên. Đồng yên tăng giá so với phần lớn các loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất sau khi Thủ tướng Nhật cho rằng rò rỉ phóng xạ đang tăng lên.

Thị trường dự đoán về khả năng nhà đầu tư nội địa Nhật sẽ tiếp tục chuyển tiền về nước. Đồng USD và yên Nhật tăng giá bởi nhu cầu đối với tài sản an toàn tăng cao sau khi Thủ tướng Nhật xuất hiện trên truyền hình kêu gọi người dân bình tĩnh.

Ông tuyên bố chính phủ Nhật đang làm tất cả những gì có thể để kiềm chế rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Dai-ichi.

Các đồng tiền châu Á xuống giá, dẫn đầu là đồng ringgit của Malaisia. Thị trường chứng khoán châu Á mất điểm và giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng khi nhu cầu đối với tài sản an toàn của Mỹ tăng.

Ông Jeremy Stretch, giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Canadian Imperial Bank of Commerce, nói: “Tâm lý tránh rủi ro đang ngày một phổ biến hơn khi thị trường đón nhận thông tin từ từ các nhà máy hạt nhân. Nhà đầu tư tìm đến các loại tiền tệ có độ rủi ro thấp.”

Vào đầu phiên giao dịch ngày hôm nay trên thị trường London, đồng yên Nhật tăng giá lên mức 113,54 yên/euro từ mức 114,22 yên/euro tại thị trường New York phiên ngày hôm qua.

So với đồng USD, đồng yên tăng lên mức 81,55 yên/USD từ mức 81,63 yên/USD.

So với đồng euro, đồng USD tăng lên mwucs 1,3923USD/euro. Đồng euro suy yếu so với đồng franc Thụy Sỹ và giao dịch ở mức 1,2835euro/franc.

Chỉ số đồng USD, chỉ số theo dõi biến động của đồng USD so với một số loại tiền tệ lớn khác bao gồm đồng euro, yên và bảng Anh, tăng 0,5% lên 76,705. Đồng franc tăng giá 0,4% lên 1,2886 USD/euro.

Mức tăng của đồng yên dù sao cũng được hạn chế phần nào bởi Ngân hàng Trung ương Nhật bơm tiền vào thị trường tài chính.

(Dân Trí)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!