Trong ngày 14/12 Ngân hàng (NH) Nhà nước đã có hai cuộc họp với các NH về vấn đề tỷ giá và lãi suất huy động vốn.
Về tỷ giá, NH Nhà nước cho biết, sẽ thực hiện đồng bộ các quyết định nhằm chấm dứt tình trạng găm giữ USD của doanh nghiệp. Cụ thể, điều chỉnh Quyết định 09 theo hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu được vay ngoại tệ, từ đó bán lại nguồn thu ngoại tệ cho NH; sẽ quy định trần cũng như giảm dần lãi suất tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp.
NH Nhà nước cũng yêu cầu các NH cam kết không được mua/bán USD vượt trần quy định, cả trong giao dịch với doanh nghiệp và trên thị trường liên NH. NH Nhà nước sẽ mua ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, từ đó bán cho các NH để can thiệp thị trường.
Về huy động vốn, NH Nhà nước sẵn sàng can thiệp để ổn định thanh khoản của các NH tạm thời thiếu hụt vốn. Đổi lại, các NH không được huy động VND vượt 10,5%/năm. Cũng tại cuộc họp sáng 14/12, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, không có NH nào thiếu hụt thanh khoản và các NH đã chuẩn bị đủ vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả lương, thưởng của doanh nghiệp trong dịp tết.
Theo số liệu của NH Nhà nước, đến nay huy động vốn toàn nền kinh tế tăng 28%, mức khá cao vì trong năm 2008 dù lãi suất cao hơn nhưng huy động vốn chỉ tăng 23%.
Không phải bây giờ mà từ ngay đầu năm 2013, hồi chuông “bế tắc tín dụng” đã reo. Phải làm gì để đẩy vốn ra nền kinh tế, khi mà khách hàng tốt không chịu vay và vẫn còn bất cập trong xử lý tài sản đảm bảo?
Sáng 8/7, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục nâng giá mua vào USD. Đây có phải là một phản ứng để cạnh tranh với lực hút ngoài luồng, bên cạnh các yếu tố tác động cơ bản?
Thay vì dỡ bỏ trần lãi suất để tận dụng cơ hội như nhìn nhận cách nay một quý, kết thúc bán niên đầu năm 2013, NHNN chính thức hạ lãi suất chủ chốt thêm một lần nữa và điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ với cặp VND/USD.
Từ cuối tháng tư đến nay, giá USD lại nóng lên, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 21.036 VND/USD, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036 VND, trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND.
Sau hơn một năm, đến nay nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng Việt Nam từng có cuối năm 2011 đã được đẩy lùi. Hoạt động hệ thống và thị trường nói chung hiện tương đối ổn định…
Đôla Úc rớt giá sau khi ngân hàng Trung ương cho biết về quyết định tăng lãi suất cách đây 2 tuần trong 3 tháng liền khiến cho các nhà hoạch định chính sách tăng tính linh hoạt tại các cuộc họp trong tương lai.
Diễn biến giá trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm qua đã chứng tỏ niềm tin của giới đầu tư đang tăng trở lại.
Đồng USD giao dịch gần mức cao nhất trong 2 tháng so với đồng euro bởi các dự đoán số liệu nền kinh tế Mỹ cải thiện sẽ khuyến khích Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ sẽ cho tín hiệu cách xa chính sách lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Để chống suy giảm kinh tế, Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp kích thích kinh tế, trong đó trọng tâm vẫn là gói hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ. Mặc dù chưa có đánh giá chính thức từ phía các cơ quan chức năng về hiệu quả của gói kích thích này nhưng kỳ vọng và thực tế cho thấy bước đầu đà suy giảm kinh tế đã được chặn đứng một cách cơ bản.
Đồng Việt Nam biến động nhẹ so với đôla Mỹ và giao dịch ở 18,475.25/đôla lúc 9:15 sáng tại Hà Nội so với mức 18,479 trong ngày giao dịch trước đó, theo dữ liệu từ Bloomberg
Một thông báo mới hôm nay (15/12) cho biết, Triều Tiên đã gia tăng tổng số lượng tiền cũ mà người dân có thể đổi lấy tiền mới sau khi xảy ra nhiều bất bình xung quanh quy định giới hạn tiền đổi.
Các nhà lãnh đạo tài chính Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần qua đã hối thúc Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ (NDT) so với euro vì lợi ích của nền kinh tế thế giới và triển vọng tăng trưởng của nước này.