Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phá sản bớt Doanh nghiệp để giảm nỗi lo thanh khoản?

 

Giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng không đơn giản chỉ là củng cố niềm tin vào VND, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mà cần tạo một môi trường sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp lành mạnh và hiệu quả.

Cứ mỗi lần Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kìm chế lạm phát (hút bớt một lượng tiền nhất định trong lưu thông) thì chúng ta lại thấy hệ thống ngân hàng đứng trước hiện trạng căng thẳng nguồn vốn, lãi suất huy động và cho vay tăng cao. Các cuộc chạy đua về huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại lại bắt đầu.

Mặc dù lần nào cũng có một loạt các biện pháp đưa ra để hạn chế mức lãi suất tăng lên quá cao như khống chế trần lãi suất, đồng thuận giữa các ngân hàng, kiểm tra và thanh tra..., nhưng dường như các ngân hàng vẫn tìm các cách khác nhau để lách luật và nâng lãi huy động lên cao nhằm thu hút vốn về do căng thẳng về nguồn vốn, giảm rủi ro thanh khoản.

Theo quan điểm cá nhân thì nguyên nhân cơ bản cho hiện tượng lặp đi lặp lại này chính là sự lệch pha giữa kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn tiền vay, đồng thời thiếu vắng một môi trường thuận lợi cho việc mua bán và sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Với sự giảm sút niềm tin vào VND (do nhiều nguyên nhân khác nhau từ lạm phát, phá giá VND) thì người dân phần lớn ưu chuộng gửi tiền với các kỳ hạn ngắn, chủ yếu dưới 12 tháng và tập trung phần lớn ở kỳ hạn từ 1 tháng tới 3 tháng.

Trong khi đó, các khoản cho vay thì phần lớn lại có kỳ hạn trên 12 tháng. Với sự lệch pha nêu trên, chỉ cần Ngân hàng TƯ có động thái hút tiền về từ lưu thông về thì các ngân hàng thương mại có tỷ lệ cho vay trên tổng huy động cao sẽ gặp khó khăn về thanh khỏan và buộc phải nâng lãi suất huy động.

Hiện tại, ở Việt Nam, số lượng ngân hàng khá lớn, phần lớn các ngân hàng đều có chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành quan trọng trong cả nước. Chỉ cần một ngân hàng khó khăn về thanh khoản, nâng mạnh lãi suất huy động sẽ làm cho người dân rút tiền từ ngân hàng khác gửi sang ngân hàng này và bắt đầu xuất hiện một cuốc đua về lãi suất huy động.

Theo lẽ thông thường, khi lãi suất tiền vay tăng cao thì người dân và các doanh nghiệp phải hạn chế vay và tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại. Tuy nhiên, tại Việt Nam hàng năm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vẫn đạt mức rất cao lớn hơn 20% so với năm trước. Khái niệm "cut loss" - cắt lỗ - hình như là một khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp.

Ví dụ tuy giá nhà đất tăng cao bất hợp lý ở khu vực nội đô và nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính khi ngân hàng TƯ thắt chặt tiền tệ nhưng giá bất động sản vẫn không giảm. Số lượng các doanh nghiệp  Việt Nam bị phá sản, giải thể, sáp nhập rất ít và có những công ty, tập đoàn dường như quá lớn để phá sản.

Để các doanh nghiệp làm việc không hiệu quả nhưng vẫn cứ phải tiếp tục tồn tại hoạt động này dẫn tới việc hiệu quả sử dụng vốn thấp, vốn tiếp tục được vay thêm bất chấp lãi suất tăng cao (thà lỗ còn hơn bị phá sản, giải thể). Do vậy hiện tượng lãi suất thì tăng cao nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng là điều dễ hiểu.

Theo tôi, giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng không phải là bài toán đơn giản vì phải tập trung vào củng cố niềm tin của người dân với VND, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và tạo ra một môi trường sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp lành mạnh và hiệu quả. Đây là bài toán dài hơn và không giải quyết được một sớm một chiều.
-------------
Tác giả: NGUYỄN HỒNG HẢI
Nguồn: VEF

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 25/04/2011
  • Chỉ số USD xuống thấp nhất trong 2 năm
  • USD liên ngân hàng đầu tuần không đổi ở 20.708 đồng
  • Cung USD cho ngân hàng dồi dào
  • Giá USD lao dốc
  • USD liên ngân hàng giảm 10 đồng, thấp nhất kể từ 6/4
  • Từ thị trường USD tự do nghĩ về chính sách tỷ giá
  • USD rơi vào tình trạng bán tháo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!