Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Tiền tệ ngày 27/11/09 Vàng tạm “nghỉ chân”

1. Thông tin nợ xấu ở Dubai giúp sức cho đồng USD.

Bất chấp tính thanh khoản của thị trường Mỹ giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ Tạ ơn, đồng USD vẫn có một ngày giao dịch thành công trên thị trường ngoại hối. Chỉ số DXY hôm qua tăng đến hơn 70 điểm trong một ngày giao dịch, từ mức 74.269 tăng mạnh phá vỡ ngưỡng cản quan trọng 75.

Thông tin đắt giá nâng đỡ giá trị đồng bạc xanh trong ngày hôm qua chính là việc Dubai có kế hoạch trì hoãn việc thanh toán nợ quốc gia, điều này cho thấy sự ổn định tài chính và quá trình hồi phục kinh tế thế giới ngày càng trở nên mong manh, không có sự bảo đảm chắc chắn. Các nước Ả rập đồng thời có đề nghị với các chủ nợ là nhiều tổ chức tài chính trên thế giới về việc tạm ngưng các hiệp định vay mượn của họ. Sau sự kiện này, ngay lập tức Moody và Standard & Poor’s hạ mức tín nhiệm, đồng thời cảnh báo về khả năng vỡ nợ chính thức đối với các công ty nhà nước tại những quốc gia này. Tính an toàn của đồng USD nhanh chóng được chú ý và một số nhà đầu tư bắt đầu nghĩ đến những phương án an toàn hơn.

Hôm nay thị trường Mỹ cũng khá yên ắng khi không có thông tin quan trọng nào được công bố. Đồng USD có khả năng tiếp tục giữ được vị thế hiện tại trong ngày cuối tuần.

2. Vàng tạm “nghỉ chân” sau chuỗi ngày tăng điểm liên tục.

Sau khi lập kỷ lục ở mức 1,195.13 USD/oz vào chiều ngày hôm 24/11, vàng tạm thời lui bước khi bạc xanh phục hồi phục sức mạnh trong lúc thị trường tạm thời yên ắng với kỳ nghỉ của Lễ Tạ Ơn. Với giá đóng cửa không thay đổi đáng kể ở so với mức mở cửa đầu ngày, cuối ngày hôm qua, quý kim này tạm thời dừng bước ở mức 1,185.60 USD/oz.

Việc tăng giá kỷ lục của vàng trong những ngày gần đây xuất phát từ sự tăng cường mua vào của các NHTW trên thế giới. Tính từ đầu tháng 11/2009, đã có Ấn Độ, Nga, Mauritius và gần đây nhất là Sri Lanka công bố mua vàng. Như vậy, sau đợt bán 10 tấn vàng cho Sri Lanka, quỹ tiền tệ IMF chỉ còn lại 190 tấn vàng để bán nhưng theo báo cáo mới nhất, đăng ký mua với IMF lên tới 403.3 tấn. Hơn nữa, việc NHTW Nga và Ấn Độ mua thêm vàng trong thời gian gần đây khiến các chuyên gia phân tích dự báo làn sóng mua vàng sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới và mức 1,200 USD/oz chẳng mấy chốc sẽ bị phá vỡ trong nay mai. “Rất nhiều NHTW muốn đa dạng dự trữ ngoại hối và thay thế bằng vàng. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu trên thị trường tăng cao hơn dự đoán của nhiều người. Trong những tuần tới, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục mua thêm vàng.” – Ben Westmore – chuyên gia phân tích tại National Australia Bank nhận định.

Tại thị trường vàng trong nước, ngay khi mở cửa đầu ngày hôm qua giá vàng lập tức leo thang theo giá quốc tế và vượt qua ngưỡng 29 triệu đồng/lượng bán ra. Giá mua vào cũng theo sát khi loanh quanh ở mức 28,60 triệu đồng/lượng đến 28,75 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đến phiên giao dịch buổi chiều, giá vàng quốc tế hạ nhiệt khiến thị trường vàng trong nước cũng tránh được một cơn bão giá như ngày 11 và 12 vừa qua khi giá vàng giảm về mức 28,55 triệu đồng/lượng mua vào và 28,80 triệu đồng/lượng bán ra.

Ngày hôm nay, thị trường Mỹ mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ của Lễ Tạ ơn nhưng giao dịch chỉ trong buối sáng đầu ngày. Tuy mất đi nhiều phần sôi động, nhưng với lực mua vàng mạnh như hiện nay, vàng vẫn nhiều khả năng lên điểm trong ngày hôm nay.

3. JPY tăng mạnh lên mức cao nhất trong 14 năm khi xu hướng rủi ro giảm.

JPY tăng mạnh lên mức cao nhất trong 14 năm so với USD, tỷ giá USD/JPY tiến thêm 87 điểm so với mức mở cửa đầu ngày sau khi chốt phiên ở mức 86.49 điểm. Các chỉ số chứng khoán toàn cầu rớt điểm đặc biệt Nikkei của Nhật rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng đã giảm sức hút với các tài sản có suất sinh lời cao và vấn đề nợ của Dubai tác động xấu đến thị trường tài chính toàn cầu, đã giúp JPY “tỏa sáng” với vai trò chiếc hầm trú ẩn an toàn. Ngoài ra, đồng JPY cũng tận dụng được cơ hội khi lãnh đạo xứ sở hoa anh đào này tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp nếu tình hình tài chính toàn cầu xấu hơn, đã có lúc USD/JPY tăng lên đến 84.83- mức cao nhất kể từ tháng 6/1995.

Bộ trưởng bộ tài chính Hirohisa Fujii vừa có bài phát biểu ở Tokyo cho rằng nếu cần thiết ông sẽ liên lạc với các lãnh đạo ở Mỹ và Châu Âu nhằm ngăn chặn việc các đồng tiền đang tăng mạnh so với đồng USD như hiện nay và thực hiện những biện pháp thích ứng nếu có biến động bất thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ hiệu quả từ việc các quan chức Nhật vào cuộc bởi cũng thật khó khăn để thay đổi xu hướng hiện nay bởi thực ra là vấn đề cốt yếu là do đồng USD sụt giảm mạnh chứ không phải do các đồng tiền khác mạnh lên. Ngay cả khi họ có can thiệp vào thị trường, tác dụng cũng sẽ không được lâu. “Sự can thiệp sẽ cực kỳ khó để điều chỉnh trong thời gian đầu vì Nhật Bản không phải là nước duy nhất chịu cảnh tăng trưởng kinh tế yếu.” ( trích nhận định của nhà kinh tế trưởng Koichi Haji của NLI Researrch Institue tại Tokyo).

Dư âm của các thông tin hôm qua sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường trong ngày hôm nay khi không có thông tin quan trọng này được công bố. Đồng JPY dự báo tiếp tục tăng giá trong ngày.

(scb)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng USD phục hồi mạnh mẽ
  • PMI của khu vực đồng euro đạt mức cao nhất
  • FED nhận định lãi suất cơ bản đồng USD thấp sẽ khiến đầu cơ tăng cao
  • Đồng USD và yên Nhật bật tăng
  • Đồng EURO rớt giá mạnh
  • Đôla tăng giá trở lại so với yên
  • Cú sốc lãi suất
  • Sự suy yếu của đồng USD không làm Fed lo lắng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!