Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc: Đồng NDT hay lạm phát mới là mối lo chính?

Lạm phát cao kỷ lục và tiền lương gia tăng với tốc độ hai con số khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu rằng thời đại sản xuất giá rẻ của Trung Quốc đã kết thúc?

Thế giới đang dõi theo cuộc chiến chống lại giá cả tăng cao tại Trung Quốc. Lạm phát tại nước này đã đạt mức cao kỷ lục trong gần 3 năm qua. Bên cạnh đó, mức lương tại nước này gia tăng với tốc độ hai con số hàng năm có thể sẽ khiến Trung Quốc không còn lợi thế là nhà sản xuất giá rẻ trên thế giới.

Điều này đã gây ra lo ngại tại một số nước, bởi hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc đã giúp nhiều nước tránh được áp lực về giá cả.

Tuy nhiên, mức lương cao hơn và giá xuất khẩu tăng có thể sẽ đem lại lợi ích thực sự cho các đối tác thương mại của Trung Quốc khi nó hỗ trợ sự phát triển mô hình theo định hướng tiêu thụ bền vững hơn của tăng trưởng kinh tế. Mỹ và châu Âu sẽ được hưởng lợi, bởi tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt thương mại của khu vực này với Trung Quốc sẽ được giảm bớt khi hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Lạm phát của Trung Quốc chủ yếu chịu ảnh hưởng từ giá thực phẩm. Người tiêu dùng Trung Quốc chi tiêu đáng kể vào thực phẩm. Tuy nhiên, giá sản phẩm lại không mấy tác động tới hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Bởi vậy, việc Trung Quốc xuất khẩu lạm phát hoặc trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới phụ thuộc vào giá hàng hóa xuất khẩu.

Theo nhận định trên tờ China Daily của Trung Quốc, cần thận trọng khi đánh giá lạm phát giá xuất khẩu của Trung Quốc. Thông thường, người ta đánh giá bằng cách theo dõi giá xuất khẩu “trung bình”. Tuy nhiên, không thể dùng cách đánh giá này với Trung Quốc, bởi xuất khẩu của nước này hiện tại phức tạp hơn rất nhiều so với những năm trước. Trung Quốc đã trở thành cơ sở ưa thích của các doanh nghiệp lắp ráp hàng công nghệ cao có phụ tùng sản xuất từ các nước khác.

Các số liệu của Mỹ cho thấy, giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng NDT của Trung Quốc sang Mỹ đã thấp hơn 2% so với một năm trước đó. Trên thực tế, giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong vòng 5 năm qua.

Điều này được giải thích là do, khi tiền lương tăng nhanh thì các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sản xuất nhiều lên. Do vậy, việc mua sắm nhiều hơn cũng không ảnh hưởng tới túi tiền của người lao động Trung Quốc. Kể từ năm 2005, giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng USD chỉ tăng 8%.

Rút cuộc, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất hàng hóa giá rẻ bất chấp những khó khăn hiện nay như lạm phát và tăng lương nhanh chóng. Nếu tính bằng USD, hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc hiện tại chỉ tăng 3% so với năm ngoái. Tuy nhiên, nếu có sự can thiệp của các nhà hoạch định Trung Quốc vào tỷ giá tiền tệ, giá hàng hóa của nước này sẽ tăng trong những tháng tới. Do vậy, vấn đề hiện nay của Trung Quốc là tỷ giá NDT chứ không phải lạm phát tiêu dùng.

(Vitinfo)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!