Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao Triều Tiên có tiền mới?

Những ngày gần đây một số người dân tại đất nước này với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như ngạc nhiên xen lẫn hoảng loạn đã quyết định bán ra những đồng tiền cũ của họ ra chợ đen để đổi lấy đồng USD.

THX tại Bình Nhưỡng hôm 01/12 đưa tin, theo công bố của một quan chức thuộc bộ ngoại giao Triền Tiên, từ ngày 30/11, đồng tiền cũ của Triều Tiên sẽ được thay thế bằng một đồng tiền mới. Tỷ giá đồng tiền cũ và đồng tiền mới là 100:1. Đây là lần đầu tiên Triều tiên thay đổi tiền tệ kế từ năm 1992.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc trích dẫn một nguồn tin từ báo giới Triều Tiên xác nhận, việc thay đổi đồng tiền cũ đã bắt đầu từ ngày 30/11.

Yonhap cũng đưa tin, việc thay đổi tiền tệ của Triều Tiên đã khiến cho thị trường địa phương gặp những rắc rối. Một số người dân ở Bình Nhưỡng đã thực sự sốc và lo lắng, họ nhanh chóng mang đồng tiền cũ đổi lấy USD, khiến cho tỷ giá đồng bạc xanh tăng lên đáng kể.

Có mục tiêu kinh tế và chính trị rõ ràng

Yonhap cho rằng,  lần điều chỉnh tiền tệ này của Bắc Triều Tiên là để  ứng phó với vấn đề lạm phát và chống lại sự phát triển rầm rộ của thị trường chợ đen. Hãng thông tấn này cho rằng, ý đồ của chính phủ nước này là “đào ra” những nguồn tiền ngầm trong nền kinh tế.

Một chuyên gia phân tích kinh tế thuộc Trường đại học nghiên cứu kinh tế  nổi tiếng tọa lạc tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc cho rằng, lần điều chỉnh tăng tỷ giá tiền tệ của Chính phủ Triều Tiên này trong đó có bao gồm cả mục tiêu kinh tế và chính trị. Một mặt, Triều Tiên hy vọng nước này có thể thoát ra khỏi tình trạng lạm phát cao, mặt khác Chính phủ Triều Tiên cũng hy vọng có thể thông qua lần điều chỉnh tỷ giá tiền tệ để điều tra sự tích lũy giàu có của nước này. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông của Bắc Triều Tiên đã không có một báo cáo chính thức nào về việc chính phủ nước này điều chỉnh tăng về tỷ giá tiền tệ.

Theo như thông báo của Yonhap, đây là lần đầu tiên Chính phủ Bắc Triều Tiên điều chỉnh tỷ giá tiền tệ trong 17 năm qua. Từ năm 1947 cho đến nay Chính phủ nước này đã có năm lần thay đổi tiền tệ.

(N.S // VitinFo // Lược theo CE)

 

 

(N.S // VitinFo // Lược theo CE)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Lãi vay thông thường lên 12%/năm
  • Thủ tướng: Can thiệp tỷ giá nếu cần thiết
  • Nhật Bản "bơm" 31 tỷ USD ngăn đồng yen lên giá
  • Đôla duy trì mức giảm so với euro, các nhà đầu tư thận trọng
  • Lãi suất huy động VND lên 10,65%
  • Hỗ trợ lãi suất ngắn hạn sẽ dừng vào 31/12
  • Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối tiềm ẩn những rủi ro
  • Ấn Độ: Cuối năm nay sẽ nâng lãi suất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!