Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên kết để cạnh tranh

Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, VN đã ghi nhận nhiều liên kết về hợp đồng liên doanh (chủ yếu là doanh nghiệp (DN) nước ngoài tự tìm đối tác là DN VN).
 

Tuy nhiên, theo thời gian, phần lớn các liên doanh chuyển thành hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, trong đó các DN VN luôn ở thế yếu hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu khi trong các liên doanh, nếu DN nước ngoài đóng vai trò đầu tư về công nghệ, năng lực quản lý... thì phía VN vẫn chỉ liên kết với tư thế làm thuê. Không cân xứng dẫn đến tan rã liên kết. Có lẽ vì vậy mà nhiều DN trong nước chưa mặn mà với hoạt động liên doanh, liên kết.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan: “Liên kết DN để phát huy thế mạnh bao giờ cũng là lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay”. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng một hình thức liên kết giữa các DN trong nước là rất phù hợp...

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Pepsico Đông Dương, đồng Chủ tịch CLB DN dẫn đầu (thành viên VCCI), cho rằng không phải DN nào cũng thấy tầm quan trọng của liên kết và trước khi có ý định liên kết, DN hay đánh giá nhiều về vốn của đối tác. Trong khi điểm quan trọng trong liên kết là bổ sung cho nhau những gì mà đối tác cần. Một ví dụ được ông Phạm Phú Ngọc Trai đưa ra: Năng lực sản xuất đường của VN đạt khoảng 1,7 triệu tấn/năm nhưng chỉ cung ứng được một nửa do thiếu nguyên liệu sản xuất nên vẫn phải nhập khẩu đường. Đây là hậu quả của việc thiếu liên kết giữa các DN với người trồng mía. Thay vì phải xin quota nhập đường thì có thể dùng chi phí này để triển khai các biện pháp liên kết...

Một trong những DNthử nghiệm liên kết đã đạt được những thành công ban đầu là Vissan và Công ty TNHH một thành viên Lương thực TPHCM (Foocosa). Để tăng sức cạnh tranh, hai đơn vị đã hợp nhất 100 cửa hàng mang hai thương hiệu, cung cấp thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, rau củ quả...; hỗ trợ đào tạo mậu dịch viên theo phong cách mới. Tổng Giám đốc Vissan Bùi Duy Đức cho biết chỉ sau một thời gian ngắn, doanh số đã tăng lên 30%. Tương tự, mới đây, nước mắm Liên Thành cũng chuyển giao toàn bộ việc phân phối sản phẩm cho Công ty Sao Việt để chuyên tâm sản xuất những sản phẩm chất lượng cao...

Các chuyên gia kinh tế còn cho rằng các DN không nên chậm trễ trong việc liên kết. “Năm 2015 là thời điểm mở cửa cho 90% hàng hóa Trung Quốc vào VN với mức thuế phổ biến 0% theo cam kết thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc. Như vậy, nếu không có sự liên kết, các DN trong nước sẽ rất khó khăn. Và chúng ta chỉ còn 5 năm để bàn về triển khai các biện pháp liên kết tăng sức cạnh tranh” - chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

(Theo Mai Vân // Nguoilaodong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!