Ngoài ra, Tập đoàn Golden Resources (Hồng Kông) đang khảo sát mở rộng đường tỉnh 830 từ Bến Lức đi Đức Hòa theo hình thức BOT; Công ty CCEFES (Hàn Quốc) đầu tư nhà máy sản xuất than hoạt tính và nhà máy điện tại huyện Tân Thạnh...
Theo ông Xuân, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp nhận Dự án Nhà máy ván ép của Tập đoàn Lâm nghiệp Sumitomo Forestry. Dự án có công suất 250.000 m3 ván ép/năm, dự kiến sử dụng 20 ha đất tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Lức, với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD. Đây được xem là dự án lớn nhất trong ngành sản xuất ván ép tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Được biết, chủ đầu tư sẽ bắt đầu khởi công Dự án vào tháng 6, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 11/2011. Phần lớn sản phẩm của nhà máy sẽ được xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực và thế giới.
“Năm 2010 là năm quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006 – 2010, nên các dự án chậm triển khai hạ tầng trong số 20 khu công nghiệp, 45 cụm công nghiệp và 50 khu dân cư thương mại của tỉnh sẽ bị thu hồi. Tỉnh Long An sẽ tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư có năng lực nhằm hoàn thành kế hoạch đã đặt ra”, ông Xuân cảnh báo.
Để thu hút vốn FDI, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cho biết, năm 2010, các ban, ngành của tỉnh và các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tại Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh. Dự kiến vào tháng 6, sẽ có hai đoàn xúc tiến đầu tư sang hai nước trên để kêu gọi đầu tư và tháng 10 sẽ tổ chức Diễn đàn Đầu tư vào tỉnh Long An.
Ông Lưu Đình Khẩn, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải cho biết, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh Long An đang xúc tiến việc triển khai hai dự án đường cao tốc là Bến Lức - Long Thành và Tân Sơn Nhất - Tân An. Trong đó, Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ được khởi công vào cuối năm 2010, để tạo hành lang kết nối các khu công nghiệp ở 3 huyện Bến Lức, Đức Hòa và Cần Giuộc với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành.
Tuyến cao tốc Tân Sơn Nhất - Tân An bắt đầu từ điểm nút giao Quốc lộ 1A và đường Phan Văn Hớn (quận Tân Bình, TP.HCM) và kết thúc ở Quốc lộ 62, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đường có chiều dài gần 60 km; ở khu vực nội đô TP.HCM, chiều rộng của đường cao tốc đủ cho 4 làn xe chạy; đoạn từ ngoại ô Thành phố đến Tân An, tùy theo từng quãng, sẽ có chiều rộng 6 - 8 làn xe. Tổng kinh phí đầu tư Dự án hơn 1 tỷ USD theo phương thức BOT. Ông Khẩn cho biết, tỉnh Long An còn hơn 300 km đường và 70 cây cầu yếu cần tìm nguồn vốn để xây mới.
Theo ông Nguyễn Văn Chiểu, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Long An, trong năm 2009, hầu hết các doanh nghiệp Long An gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, nhưng rất ít doanh nghiệp nhận được nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất. Việc đẩy mạnh thu hút vốn FDI sau khủng hoảng là rất đúng đắn, nhưng từ góc độ nhà kinh doanh, ông Chiểu cho rằng, phải cân nhắc thận trọng về tính khả thi và hiệu quả của các dự án.
Thay mặt các doanh nghiệp đang sản xuất - kinh doanh trong tỉnh, ông Nguyễn Văn Chiểu kiến nghị, tỉnh Long An nên thường xuyên tổ chức các đoàn công tác liên ngành để giải quyết kịp thời mọi vướng mắc của doanh nghiệp. “Tỉnh cũng cần đẩy mạnh rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính, đầu tư, đất đai, môi trường..., để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đến làm ăn tại Long An”, ông Chiểu nói.ª
(Theo Quang Duy // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com