Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được làm gì?

Việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng được điều chỉnh theo Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000), các văn bản hướng dẫn thi hành và các cam kết được nêu trong Biểu cam kết WTO của Việt Nam.

Việt Nam không hạn chế hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Các sản phẩm bảo hiểm

Hiện nay, các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể cung cấp cho khách hàng một danh mục các sản phẩm đa dạng, từ các sản phẩm bảo hiểm truyền thống cho đến các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư như bảo hiểm liên kết chung (universal life) và bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked).

Đối với các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, người mua bảo hiểm sẽ nhận được bồi thường khi có sự kiện được bảo hiểm xảy ra hoặc được nhận tiền gốc và tiền lãi khi đáo hạn bảo hiểm. Đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng đồng thời quyền lợi bảo hiểm rủi ro và quyền lợi đầu tư thông qua việc đầu tư vào quỹ liên kết đơn vị hoặc quỹ liên kết chung, do vậy cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư.

Hình thức đầu tư vốn

Các công ty bảo hiểm nhân thọ được sử dụng các nguồn vốn có từ vốn chủ sở hữu, vốn thu từ phí bảo hiểm và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư.

Để bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm, việc đầu tư vốn của công ty bảo hiểm nhân thọ được quy định chặt chẽ. Hiện nay, việc đầu tư vốn của công ty bảo hiểm nhân thọ (và phi nhân thọ) được quy định tại Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định số 46/2007/NĐ-CP.

Đầu tư từ vốn chủ sở hữu

Phần vốn chủ sở hữu, tương ứng với mức vốn pháp định của doanh nghiệp, chỉ được đầu tư tại Việt Nam và không được sử dụng để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng. Đồng thời việc đầu tư phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc quá khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn.

Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Đối với phần phí bảo hiểm thu được, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.

Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua ủy thác đầu tư (ví dụ như thông qua một công ty quản lý quỹ) và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:

- Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng: không hạn chế.

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác: tối đa 50 % vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

- Kinh doanh bất động sản, cho vay: tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Ngoài các lĩnh vực trên, doanh nghiệp bảo hiểm không thể đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào các lĩnh vực khác có khả năng sinh lợi như đầu tư vào vàng hoặc mua bán hàng hóa.

(Luật sư Trần Phương Bắc - Công ty Luật Việt) 

(Theo Báo Doanh nhân)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Thêm 25 bệnh viện sử dụng trái phiếu Chính phủ
  • Nguy cơ “Dubai World” không xảy ra tại Việt Nam
  • Tăng cường thanh tra thuế
  • Dai-ichi Life Việt Nam: Gia tăng tiện ích cho khách hàng
  • Thống đốc NHNN: chính sách tiền tệ sẽ nới lỏng có kiểm soát
  • Bác bỏ tin đồn về “nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc”
  • Nhật và Anh cam kết ODA gần 1,7 tỷ USD cho Việt Nam
  • Tín dụng tăng nóng, ngân hàng căng thẳng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!