Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đôla hoá” vẫn tràn lan

Hơn 3 tuần trôi qua, kể từ khi Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra thị trường, chấn chỉnh việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng đồng ngoại tệ. Các cơ quan có liên quan dường như đã vào cuộc, tuy nhiên, tình trạng này hầu như vẫn không chuyển biến.

 

Hàng tồn kho giảm giá cũng niêm yết bằng USD. Ảnh: vnmedia


Dạo một vòng quanh các cửa hiệu sang trọng hay các cửa hàng nhỏ ven đường ở TP.HCM, đâu đâu cũng bắt gặp các bảng giá được niêm yết bằng ngoại tệ, mà chủ yếu là đồng USD.


Một người bán hàng cho biết: “Hàng được niêm yết bằng USD để khách vào mua không thấy đắt. Chứ nhiều khi du khách vào mà mình ghi tiền Việt, có quá nhiều số 0, họ lại không mua nữa…”.


Hàng hóa được niêm yết bằng ngoại tệ, nhưng khách hàng có thể thanh toán bằng ngoại tệ hoặc chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá hiện tại. Cái lý của người bán là nhằm tạo sự tiện lợi cho khách hàng, mà ở những khu vực trung tâm, vốn thu hút rất nhiều du khách. Nhưng với những mặt hàng phục vụ đối tượng tiêu dùng trong nước, như ô tô, hàng điện tử,… thì việc niêm yết giá bằng ngoại tệ vẫn tràn lan.


Hành động trên được lý giải bằng việc, xuất xứ hàng hóa chủ yếu là nhập khẩu, niêm yết giá bằng ngoại tệ giúp người bán tránh được rủi ro tỷ giá. Mỗi người bán đều đưa ra cái lý của mình, nhưng mẫu số chung, đó là thiếu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền, thiếu niềm tin vào đồng nội tệ, và sự biến động tỷ giá quá thường xuyên.


Ông Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng: “Việc niêm yết giá bằng đồng nội tệ không khó. Dùng đồng nội tệ thể hiện lòng tự hào quốc gia, do vậy, phải siết chặt quản lý và giữ ổn định tỷ giá…”.


Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư quy định việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép, sẽ bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.


Nhìn sang các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia,… việc niêm yết giá bằng nội tệ được thi hành hết sức nghiêm túc. Do vậy, không chỉ có một đáp án là siết chặt quản lý giá, mà còn cần hơn, đó là khơi gợi ý thức dân tộc khi sử dụng đồng nội tệ.

(Theo Hoài Linh // VTV Đài truyền hình Việt Nam)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!