Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự trữ ngoại hối mục tiêu đạt 16 tuần nhập khẩu

 Thời gian tới, Chính phủ vẫn điều hành theo hướng tăng dự trữ quốc gia. Trong vòng 2-3 tháng vừa qua, dự trữ ngoại tệ đã tăng thêm gần 2 tỷ USD.

Sáng nay (9/6) tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết đến năm 2012, Chính phủ dự kiến vẫn phải tiếp tục duy trì Nghị quyết 11 một cách quyết liệt thì mới đạt được ổn định kinh tế.
CPI năm nay khoảng 15%. Năm 2012 phấn đấu ở mức 1 con số. Lộ trình dài hơn từ 2013-2015, phải đưa lạm phát dưới mức tăng trưởng.
 
Năm 2012 và 2013 nếu kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thì tăng trưởng vẫn chỉ ở mức 6-7%, thấp hơn mức mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho năm 2011. Phải tới năm 2014 thì mới lấy lại được mức độ tăng trưởng trên 7%.
 
Về cán cân thanh toán, trước mắt vẫn phải tập trung giảm nhập siêu và tăng xuất khẩu, đổi mới cơ cấu ngành nghề xuất khẩu.
 
Phó Thủ tướng khẳng định, từ nay đến cuối năm và sang năm tới, tỷ giá sẽ ổn định ở mức hợp lý để vừa phục vụ được cho phát triển sản xuất, vừa bảo đảm được khả năng hoạt động trao đổi kinh doanh. Đồng thời, Chính phủ vẫn điều hành theo hướng tăng nguồn lực dự trữ quốc gia.
 
Trong 2-3 tháng qua, dự trữ ngoại tệ đã tăng thêm gần 2 tỷ. Từ nay tới đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng, sang năm tới có thể tăng thêm và tương đương mức 16 tuần nhập khẩu. Theo số liệu của IMF, hiện dữ trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 13,5 tỷ USD, tương đương khoảng 6 tuần nhập khẩu.

Về chi tiêu ngân sách và tài chính công, Chính phủ sẽ tính toán và quản lý chặt chẽ hơn, cung cấp đầy đủ thông tin hơn, đạt được minh bạch.
 
Ngân sách nhà nước trong tương lai sẽ được tập trung đầu tư cho giáo dục, con người và cơ sở hạ tầng, đồng thời tăng huy động đầu tư từ khu vực tư nhân cho những dự án này.
 
Nếu thực hiện được một cơ chế minh bạch, lành mạnh, môi trường đầu tư ở Việt Nam trong tương lai sẽ bền vững hơn và những khoản đầu tư sẽ được thực hiện hiệu quả và chắc chắn sẽ trả được nợ.
 
Theo Phó Thủ tướng, phải tiến hành tái cơ cấu theo hướng lành mạnh hơn đối với thị trường tài chính, thị trường bất động sản. Theo đó, các tổ chức tín dụng nếu lâm vào phá sản thì sẽ bị sát nhập, từ đó thu hẹp lại số lượng các công ty chứng khoán và tín dụng.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!