Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu tiến hành lại “stress test” vào đầu năm sau

Sau 5 tháng kể từ khi Mỹ công bố kết quả các cuộc kiểm tra "stress test" nhằm xác định khả năng trụ vững trước khó khăn của khối ngân hàng trong năm 2009, chỉ số tài chính của Standard & Poor's 500 đã tăng 25%. Trong khi đó, 5 tháng sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố kết quả "stress test", chỉ số dịch vụ tài chính và các ngân hàng châu Âu đã giảm 4%.

Kể từ khi kết quả của cuộc kiểm tra được công bố vào ngày 23/7/2010, chi phí bảo hiểm các khoản nợ cao cấp của 110 ngân hàng châu Âu đã tăng lên 113 điểm cơ bản, tương đương với 1,13 điểm phần trăm, trong khi các công cụ chứng khoán phái sinh (CDS) trong các ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ không thay đổi, theo số liệu được cung cấp bởi Bloomberg.

Hiện nay, giữa lúc cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu đang ngày càng mở rộng, lãnh đạo 27 quốc gia khu vực này đang tìm cách nâng cao tiêu chuẩn sát hạch đối với hệ thống ngân hàng các quốc gia thành viên, dự kiến tiến hành lại vào tháng 2 năm tới.

Cao ủy phụ trách kinh tế và tiền tệ của EU, Oli Rehn cho biết, đây là biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nợ tương tự ở Hy Lạp và Ireland, đồng thời giúp khôi phục niềm tin của thị trường đối với khu vực Eurozone. Cuộc sát hạch tới sẽ được tiến hành một cách chặt chẽ và toàn diện hơn so với cuộc tổng kiểm tra được tiến hành vào tháng 7.

"Điều đó sẽ không dễ dàng khi lãnh đạo các quốc gia không sẵn sàng nhượng quyền giám sát ngân hàng cho một cơ quan trung ương", ông Nicolas Veron, một thành viên cao cấp của Bruegel, một nhóm nghiên cứu kinh tế trụ sở tại Brussels cho biết.

"Các quốc gia đang nhìn nhận cuộc thử nghiệm ngân hàng như là một trò chơi cạnh tranh giữa các nước, hơn là một các để đảm bảo lợi ích chung của sự ổn định tài chính châu Âu".

"Để trở nên đáng tin cậy hơn, các cuộc sát hạch ngân hàng tiếp theo cần phải tính đến nguy cơ vỡ nợ tối đa, điều không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng làm", Peter Hahn, cựu Giám đốc ngân hàng Citigroup, hiện đang giảng dạy về tài chính tại Trường kinh doanh Cass ở Luân Đôn cho biết.

Các ngân hàng châu Âu hiện đang nắm giữ 191 tỷ euro (khoảng 255 tỷ USD) các khoản nợ của Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha. Theo Tập đoàn Goldman Sachs, bất kỳ sự tái cơ cấu nào của nợ quốc gia có thể buộc các ngân hàng phải tăng vốn nhiều hơn nữa.

“Khái niệm về vỡ nợ chính phủ của châu Âu và việc các chính phủ không đủ khả năng hỗ trợ các ngân hàng là vấn đề then chốt đối với các thị trường”, ông Hahn cho biết. Đồng thời, hiện nay, rất ít người đặt niềm tin vào các ngân hàng.

Chỉ số tài chính Markit iTraxx của các công cụ chứng khoán phái sinh liên kết với các khoản nợ của 25 ngân hàng và các nhà bảo hiểm đã tăng 4 điểm cơ bản, lên 151 điểm vào ngày 7/12, trong khi một chỉ số tương tự liên quan đến nợ trực thuộc đã tăng 12,5 điểm cơ bản, lên 302,5 điểm, một dấu hiệu cho thấy nhận thức về chất lượng tín dụng đang xấu đi.

So với hệ thống ngân hàng Mỹ, các nhà đầu tư thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng châu Âu. Theo số liệu của Bloomberg, tỷ lệ giá/giá trị ghi sổ của 50 ngân hàng châu Âu lớn nhất là 0,76, so với mức 0,97 của Top 50 ngân hàng của Hoa Kỳ. Điều đó có nghĩa là giá trị thị trường của các ngân hàng châu Âu trung bình là 76% trong giá trị tài sản của họ, cho thấy các nhà đầu tư không tin vào tài sản của các ngân hàng tương xứng với những gì ngân hàng đang nắm giữ.

 "Stress test là một công cụ hữu ích nếu chúng được sử dụng bởi những người biết làm thế nào để giải thích các dữ liệu tốt", ông Glesson nói và cho rằng, cuộc thử nghiệm được thực hiện đúng yêu cầu sẽ đòi hỏi sự đa dạng của các kịch bản và kết quả.

Ngân hàng Trung ương châu Âu thực tế không chịu trách nhiệm giám sát các ngân hàng. Thay vào đó, các cuộc sát hạch được điều hành bởi Ủy ban Giám sát ngân hàng châu Âu, một diễn đàn cho các nhà quản lý quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn.

Trước đó, cuộc "stress test" tại châu Âu về sức khỏe của các ngân hàng lớn tại khu vực này được cho là đã báo cáo sai sự thật, giảm nhẹ rủi ro của một số nhà cho vay đang nắm giữ các khoản nợ chính phủ, theo một phân tích của Wall Street Journal.

Như là một phần của cuộc kiểm tra, 91 ngân hàng lớn nhất châu Âu đã được yêu cầu cung cấp thông tin rằng họ đang nắm giữ bao nhiêu nợ chính phủ từ các quốc gia châu Âu trên bảng cân đối kế toán.

Vào thời điểm đó, những lo lắng về tình trạng nắm giữ nợ chính phủ kết hợp cùng với nỗi lo trong hệ thống ngân hàng châu Âu khiến thị trường hoảng loạn. Việc cung cấp các số liệu về ngân hàng được cho là lợi ích chính của cuộc "stress test" - vốn được đánh giá là khá châm chước và nhẹ nhàng cho các định chế trên.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl