Một phái đoàn của quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong hội nghị các quan chức cấp cao tại Moscow diễn ra cách đây hai tuần đã kết luận rằng Nga đã dập tắt những hi vọng rằng cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 sẽ thúc đẩy những biện pháp cải tổ kinh tế cần thiết phục vụ công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế.
Theo ông Juha Kähkönen, người đứng đầu phái đoàn của IMF, những chính sách hiện tại “không đủ cương quyết và không đủ tập trung”. Phái đoàn này cũng cảnh báo rằng sự thất bại trong cải tổ nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực sẽ khiến quốc gia này có nguy cơ dễ lâm vào một cuộc suy thoái khác do sự sụt giảm của giá dầu. Những nhận xét này được đưa ra khi Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ trích về hiệu quả kinh tế của Nga khi thông báo một chuỗi 10 biện pháp cải tổ chính trong tháng 3 và miêu tả tình trạng đầu tư của Nga là “rất kém”.
Cơ quan này đã nhắc nhở các nhà chức trách của Nga về nhu cầu giảm thâm hụt ngân sách phi xăng dầu từ mức hiện tại 11% GDP xuống còn 4,7% và tăng tỷ lệ lãi suất để kiềm chế lạm phát. Sự sụp đổ của nền kinh tế Nga trong năm 2008-2009, khi GDP giảm gần 8% đã bóc trần những nhược điểm của một nền kinh tế vẫn nặng về tiêu dùng và có các tỷ lệ đầu tư rất thấp. Nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng Nga sẽ đối mặt với tình trạng đình trệ nếu họ không hợp lý hóa một quá trình dự thảo ngân sách mà về mặt chính trị chủ yếu dựa vào các quyền lợi đặc biệt và tập trung vào chi tiêu xã hội.
Ông Alexei Kudrin - Bộ trưởng Tài chính cho biết năm ngoái, chỉ riêng giảm thuế cho các công ty Nga đã tương đương 5% GDP. “Chúng ta có thể giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách mà không cần tăng các tỷ lệ mà chỉ cần xóa bỏ những giảm trừ thuế”, ông cho biết. Tuy nhiên, thay vì giải quyết những cắt giảm rắc rối mang tính chính trị, chính phủ đã đưa ra một mức thuế lương đánh vào các doanh nghiệp. Động thái này đã bị số đông phê phán do góp phần đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở lại nền kinh tế ngầm. Ông Kähkönen gọi mức thuế lương đó là “rất bất lợi cho tăng trưởng”.
Hầu hết các nhà kinh tế của Nga đều cho rằng vấn đề kinh tế trọng tâm là đấu tranh chống lại lạm phát đang ở mức 8% trong năm nay, vượt xa mức mục tiêu 6-7% của chính phủ. Theo ông Sergei Guriev - hiệu trưởng trường kinh tế mới tại Moscow, chính phủ này đã không đạt được mức mục tiêu lạm phát 10 trong 11 năm qua. Ông cho biết “Vấn đề quan trọng nhất liên quan tới lạm phát là việc không đạt được mức mục tiêu lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu tới sự tín nhiệm của chính phủ. Đã đến lúc phải thể hiện được rằng chính phủ có khả năng thực hiện đúng những cam kết của họ”. Đồng thời, ông cũng ủng hộ nhiệt tình những đề xuất của ông Medvedev giúp cải thiện tình hình đầu tư như chỉ định các giám đốc độc lập cho các ban của các công ty nhà nước.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com