Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao Ukraine không gia nhập Liên minh thuế quan?

Mới đây khi trả lời phỏng vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine - ông K.Grischenko cho biết, Ukraine chưa sẵn sàng tham gia Liên minh thuế quan do ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan thành lập, nhưng Ukraine sẽ hợp tác với Liên minh thuế quan theo hình thức 1+3.

Theo ông K.Grischenko, xuất phát từ nền tảng ngoại giao trong và ngoài nước Ukraine, việc hội nhập với châu Âu là phương hướng phát triển ưu tiên chủ yếu của nền ngoại giao Ukraine. Ukraine hy vọng ký thỏa thuận hợp tác trong năm 2011 với Liên minh châu Âu EU, thiết lập khu vực tự do thương mại chung.

Kể từ khi ông Yanukovich được bầu làm Tổng thống của Ukraine vào năm 2010 đến nay, về chính trị, chính phủ Ukraine không ngừng tiếp cận với Nga, nhưng về kinh tế lại ưu tiên phát triển và hội nhập kinh tế với EU.

Hôm 10/4, khi phát biểu về hoạt động chính phủ trước Quốc hội, TT Viktor Yanukovich cho hay, Ukraine sẵn sàng phát triển hợp tác với Liên minh thuế quan, Ukraine sẽ ký một loạt văn kiện với Liên minh thuế quan theo hình thức 1+3. Hôm 12/4, Thủ tướng Nga V. Putin đã có chuyến công du Ukraine 3 ngày, cùng với các nhà lãnh đạo Ukraine thảo luận chuyện làm thế nào để tăng cường hợp tác kinh tế hai nước. Trong thời gian đó, TTg Putin còn kêu gọi Ukraine gia nhập Liên minh thuế quan.

Sau khi tiến hành hội đàm với người đồng cấp Mykola Azarov, ông Putin bày tỏ với giới báo chí rằng, gia nhập Liên minh thuế quan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Ukraine, các ngành nghề như chế tạo máy móc, nông nghiệp, luyện kim của Ukraine sẽ trực tiếp được hưởng lợi, GDP mỗi năm sẽ tăng từ 1,5% - 2%, trực tiếp hưởng lợi nhuận kinh tế từ 6,5 tỷ USD – 9 tỷ USD.

Để lôi kéo Ukraine gia nhập Liên minh thuế quan, Nga lại một lần nữa bày tỏ thiện ý với phía Ukraine về giá khí đốt. Hiện tại, mỗi năm Ukraine nhập khẩu 40 tỷ m3 khí từ Nga, nếu Ukraine gia nhập Liên minh thuế quan 3 nước, mỗi năm có thể tiết kiệm khoảng 8 tỷ USD.

Gần 1 năm qua, những vấn đề xoay quanh giá khí đốt và Liên minh thuế quan, giữa Nga – Ukraine đã mở ra các cuộc tranh luận và trò chơi rộng rãi. Tháng 4/2010, Nga – Ukraine đã đạt được thỏa thuận giá khí đốt mới. Theo hợp đồng, nếu giá khí đốt mà Nga cung ứng cho Ukraine vượt quá 330USD/m3, Ukraine sẽ nhận được mức chiết khấu 100USD, còn nếu giá khí đốt thấp hơn mức 330USD, Nga đồng ý hạ giá 30% trên cơ sở mức gia này. Sự nhượng bộ của Nga trong phương diện giá khí đốt là điều kiện để Ukraine đồng ý gia hạn thời hạn đồn trú của Hạm đội Biển Đen Nga. Trước đó, TT Ukraine Viktor Yushchenko đã nhiều lần khẳng định, Hạm đội Biển Đen Nga phải rút khỏi lãnh thổ Ukraine trước năm 2017.

Việc ký kết thỏa thuận giá khí đốt mới giữa Nga – Ukraine đã kết thúc cuộc chiến khí đốt kéo dài 6 năm của hai nước này.

Phía Ukraine kiên quyết cho rằng, nếu Ukraine gia nhập Liên minh thuế quan, không thể tránh khỏi sẽ ảnh hưởng tới quốc sách đã định khi Ukraine gia nhập EU. Ngoài ra, Ukraine là nước thành viên của WTO, nếu gia nhập liên minh thuế quan, Ukraine cần phải nâng gấp đôi mức thuế nhập khẩu. Hiện mức thuế nhập khẩu bình quân của Ukraine là 4,5%, và Liên minh thuế quan là 10,25%. Nếu nâng thuế nhập khẩu, Ukraine cần phải bàn bạc với các nước thành viên WTO, đồng thời chắc chắn sẽ kéo dài tiến trình đàm phán gia nhập EU của Ukraine. Nhưng theo ông Aliyev Glasgow, bí thư ủy ban Liên minh thuế quan, Nga sẽ gia nhập WTO vào năm 2012, do đó, việc Ukraine gia nhập Liên minh thuế quan không trái với nguyên tắc của WTO.

Hiện Ukraine đang thực hiện sách lược “hướng đông” về chính trị, và “hướng tây” về kinh tế, ngoài việc mong muốn gia nhập EU và bị hạn chế bởi các nước thành viên WTO, nguyên nhân chính vẫn là Ukraine cảm thấy bất mãn trước sự nhượng bộ quá ít của Nga trong vấn đề hợp tác kinh tế thương mại.

Nhiều chuyên gia Nga cho rằng, Liên minh thuế quan hợp tác mật thiết với Ukraine phù hợp với lợi ích chiến lược của Nga. Nếu không có sự tham gia của Ukraine, việc Nga thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khuôn khổ các quốc gia độc lập CIS không có tương lai.

(Vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Châu Âu có thể trông chờ vào Trung Quốc?
  • Châu Âu liệu còn hy vọng?
  • Nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ tăng trưởng gấp đôi trong quý 1
  • Nga sẽ không can thiệp vào vụ kiện tụng giữa AAR và BP
  • Nước Anh từ chối tăng ngân sách cho EU
  • Tranh cãi căng thẳng vì dầu mỏ, Nga tính kiện Trung Quốc ra tòa
  • Putin: “Nga cần đứng vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới”
  • Tây Ban Nha một phen lúng túng vì lời hứa của Trung Quốc