Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường dầu có lặp lại kịch bản năm 2008?

Đã có những lo ngại về một kịch bản năm 2008 sẽ lặp lại khi mà giá dầu sụp đổ từ 147 USD xuống dưới 70 USD trong một thời gian ngắn.

Những lo ngại về khủng hoảng nợ có chủ quyền, khủng hoảng tài chính Mỹ và xu hướng suy thoái đã đẩy giá dầu thô lao dốc trong những tuần qua.

Tính riêng trong tuần qua, giá dầu WTI giao tháng 9 đã giảm 9,2% và dầu Brent giảm 6,2%. Điều này đã tạo ra lo ngại về một kịch bản năm 2008 sẽ lặp lại giá dầu sụp đổ từ 147 USD xuống dưới 70 USD trong một thời gian ngắn.

Barclays Capital đưa ra 5 yếu tố có thể gạt bỏ những hoài nghi về việc lặp lại kịch bản 3 năm trước.

1, Nguồn cung dầu từ Libya khó có thể quay trở lại thị trường trong năm 2011

Dựa trên diễn biến nội chiến và những căng thẳng chính trị tại đây, BC cho rằng 1,5 triệu thùng dầu/ngày sẽ không được cung ứng vào thị trường trong 1 thời gian dài.

Kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu và đến thời điểm này thì sản lượng đầu ra của Libya đã đã bị thất thoát 233 triệu thùng, gần gấp 4 lần lượng dầu IEA quyết định xả từ Kho dự trữ dầu chiến lược để bù đắp.

2, OPEC sẽ không bán dầu dưới mức hòa vốn:

Trong năm 2008, khi giá rơi xuống dưới 70 USD, có một sự ép buộc mạnh mẽ khiến OPEC buộc phải bán dầu dưới mức hòa vốn để nhen nhóm trở lại cho nhu cầu tiêu thụ tại các nền kinh tế đang trong vũng lầy suy thoái. Tuy nhiên hiện nay, các xu hướng suy thoái là do nợ của từng quốc gia, trong khi nhu cầu nhiều nước trên thế giới vẫn còn cao. BC cho rằng khó có khả năng Ả Rập Xê Út sẽ hy sinh doanh thu để bán dưới mức hòa vốn như 3 năm trước.

3, Nhu cầu không có khả năng sụt giảm mạnh như những lo sợ

Trong tháng 9/2008, nhu cầu dầu của Mỹ giảm 2,56 triệu thùng/ngày và nhu cầu của các nước OECD giảm 3,9 triệu thùng/ngày vào tháng 11/2008. Hiện tại nhu cầu dầu mỏ của Mỹ đã suy yếu nhưng không đến mức nghiêm trọng như trước, theo BC. Nhu cầu dầu của Mỹ ước tính chỉ có thể giảm 0,5 triệu thùng chứ không thể đạt được mức sụt giảm như trên.

4, Sản lượng tăng chậm chạp

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới bị cắt giảm nhưng ước tính vẫn cao hơn năm 2008 khoảng 4 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, tăng trưởng sản lượng dầu của khối OPEC lại có xu hướng chậm chạp. Theo dự kiến, OPEC sản xuất khoảng 30,3 triệu thùng/ngày trong quý 3 và 30,5 triệu thùng/ngày ở quý 4, so với 29,5 triệu thùng trong quý 2.

Một yếu tố nữa, IEA vẫn cho rằng cần thiết phải bơm thêm dầu ra ngoài thị trường trong khi OPEC lại không tán thành. Những bất đồng quan điểm của 2 tổ chức này sẽ khiến giá dầu không thể sụp đổ. BC cho rằng về ngắn hạn, các nguyên tắc cơ bản trên thị trường dầu hiện nay khác xa so với năm 2008.

5, Chu trình: Giá giảm cầu tăng nhưng cản trở sản xuất

OPEC không bán dầu dưới mức hòa vốn do việc khai thác dầu và tái tạo năng lượng ngày càng khó khăn. Nếu giá xuống thấp hơn 100 USD thì khả năng  các ngành công nghiệp hóa dầu sẽ đối phó bằng việc ngừng sản xuất.

Công suất dự phòng của OPEC có thể sụt giảm từ 6,5 triệu thùng/ngày xuống còn 1/3. Dựa trên xu hướng thực tế, BC cho hay nếu giá cứ ở dưới 90 USD/thùng trong thời gian dài thì cung dầu ra thị trường ngày càng thắt chặt, bởi chi phí sản xuất hiện tại khá lớn.

Trong khi đó, giá giảm thì cầu tăng. Tăng trưởng nhu cầu dầu lúc đó có thể lên đến mức cao nhất trong 30 năm, tương đương như trong năm 2010 khi mà tốc độ tăng nhu cầu gấp đôi so với các năm khác, thậm chí lúc đó có thể tăng lên gấp 3.

Kết luận cuối cùng, Barclays Captial cho rằng giá dầu WTI sẽ ở mức trung bình 90 USD/thùng và dầu Brent là 100 USD/thùng sẽ là mức cân bằng bền vững cho cả hai phía cung cầu.

Quỳnh Quỳnh

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. StockBiz sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(StockBiz )

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl