Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

WEF: Hy Lạp hoặc Ailen sẽ ra khỏi Eurozone năm 2016

Phần lớn số người tham dự WEF cho rằng, sẽ có ít nhất 1 quốc gia phải ra khỏi nhóm 17 nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) trong năm 2016.

Khi cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tiến hành, 59% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát toàn cầu của Bloomberg cho biết sẽ có ít nhất 1 quốc sẽ phải ra khỏi nhóm 17 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro vào năm 2016, trong đó có 11% cho rằng việc này sẽ diễn ra chỉ trong vòng 12 tháng tới.

Tình hình bi quan đó khiến Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phải nhanh chóng tìm ra những biện pháp mới để xoa dịu các nhà đầu tư, sau khi quỹ hỗ trợ tài chính khẩn cấp trị giá gần 1 nghìn tỷ USD đã không giúp thị trường lắng dịu.

Tình trạng khó khăn của châu Âu đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của WEF lần thứ 41 tại Davos, Thụy Sĩ. Chương trình có sự tham gia của Thủ tướng Merkel, Tổng thống Sarkozy, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Trichet cùng gần 2.500 cán bộ, nhân viên ngân hàng và các nhà kinh tế học.

Ông Ted Jarvis, Phó chủ tịch Công ty tín thác Indiana Anderson nói: “Những vấn đề ở châu Âu mới chỉ được giải quyết bằng các khoản viện trợ. Một số thành viên trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro đã không đi theo các chính sách chung và đã rơi vào cái hố sâu tự mình tạo ra”.

Trong cuộc họp kéo dài 5, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về 4 chủ đề chính: các giải pháp cho những vấn đề thực tế mới, triển vọng kinh tế và các chính sách cho sự tăng trưởng toàn diện, hỗ trợ các chương trình nghị sự G20 và xây dựng một mạng lưới ứng phó rủi ro.

Người sáng lập và điều hành WEF, ông Klaus Schwab cho biết: "Một trong những yếu tố quan trọng nhất của thực tế mới là sự chuyển đổi quyền lực địa chính trị và địa kinh tế trên khắp thế giới, từ bắc xuống nam, từ tây sang phía đông”.

Ông cũng nhấn mạnh: "Trong chương trình nghị sự tại Davos năm nay, thay vì chỉ nhìn vào hậu quả của cuộc khủng hoảng gần đây, chúng tôi sẽ tập trung vào việc xác định các thực tế mới và thảo luận những tiêu chí cần thiết để giúp tất cả các quốc gia trên toàn cầu có thể hợp tác trong thời đại hiện nay”.

(Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl