G-2 liệu có đang hình thành?
Có thể trong một vài trường hợp xung đột trên biển, các cơ quan hàng hải có liên đới của TQ không thuộc sự quản lý của Trung ương. Trong những trường hợp khác , có thể các nhà lãnh đạo TQ đã bị ràng buộc bởi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Nhưng dù sao thì sự đổ vỡ và tổn thương cũng đã xảy ra.
Nguyên ngoại trưởng Hoa kỳ (thời Tổng thống Carter - ND) Zbigniew Brezinski hiện nay làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và Fred Bergsten ở Viện Peterson chuyên nghiên cứu Kinh tế Quốc tế là hai nhân vật đã thu hút nhiều quan tâm bởi đề xuất: Hoa kỳ và TQ cùng thành lập nên một liên minh mới mà họ gọi là G-2 . Bản chất của đề xuất này là - hai nền kinh tế lớn nhất, lại cùng là Ủy viên Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ - ND), đồng thời với tư cách là một thế lực đang lên nổi trội nhất và một thế lực đang chiếm giữ vị thế đã được xác lập mạnh nhất , thì hai quốc gia đó cần hợp tác với nhau nhằm đối phó với những thách thức to lớn mà hệ thống quốc tế phải đương đầu. Chỉ có họ chứ không ai khác là có thể cung cấp những hàng hóa công mà thế giới đòi hỏi.
Thực tế là công luận bên ngoài Hoa kỳ quan tâm nhiều đến ý tưởng G-2 của Brezinski và Bergten hơn cả bản thân người Mỹ. Trong sáu tháng đầu trên cương vị lãnh đạo, Tổng thống Obama đã đề ra chủ trương lớn mang tính chiến lược về quan hệ song phương giữa hai nước. Nhân dịp cuộc đối thoại lần thứ nhất về Kinh tế , ông đã nói " mối quan hệ giữa Mỹ và TQ sẽ định hình thế kỷ XXI, nó quan trọng như mọi quan hệ song phương khác trên thế giới... và nếu chúng ta thúc đẩy các lợi ích (song phương) thông qua hợp tác thì nhân dân của chúng ta sẽ được hưởng lợi và thế giới sẽ khá giả hơn - bởi lẽ năng lực cùng hành động của hai quốc gia là không thể thiếu được đối với sự tiến bộ trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách nhất."
Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhiều lần nhắc đến "sự cam kết nhằm xây dựng mối quan hệ Mỹ - Trung tích cực, mang tính hợp tác và toàn diện trong thế kỷ XXI nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước Mỹ, TQ và cộng đồng quốc tế."
Hơn nữa, có một số " thách thức toàn cầu cấp bách " lại bắt nguồn từ chính sách của hai nước. Sự mất cân đối kinh tế vĩ mô toàn cầu hiện nay , chủ yếu là hậu quả của mối quan hệ không tương xứng giữa Mỹ và TQ cũng như một số chính sách trong nước có liên quan. TQ tiết kiệm quá nhiều còn Mỹ thì tiêu dùng quá trớn. Tình trạng bất đối xứng đó dẫn đến những mất cân đối lớn hơn trong thương mại hai chiều và làm cho TQ thấy cần thiết phải quay vòng nguồn thu từ thu nhập nhờ hoạt động xuất khẩu, thường là mua lại các khoản nợ của Mỹ. Sự mất cân đối song phương đó gây ảnh hưởng tới ổn định toàn cầu và cách duy nhất để giảm thiểu tình trạng này là TQ phải tiêu dùng nhiều hơn, còn Mỹ phải tiết kiệm nhiều hơn. Vấn đề biến đổi khí hậu cũng tương tự. TQ và Mỹ là hai quốc gia thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất, trừ khi họ mong muốn giải quyết vấn đề, còn không quá trình nóng lên sẽ đe dọa hành tinh của chúng ta.
![]() |
Thế nhưng những vấn đề đó lại không được đưa vào nội dung của G-2.Hãy để ý đến sắc thái của những lời tuyên bố trích dẫn ở trên. Khi mà Obama đề cập tới quan hệ Mỹ- TQ ông ta phát biểu rằng nó "cũng quan trọng như mọi quan hệ song phương khác". Ngụ ý ở đây là mối quan hệ đó cũng quan trọng như các quan hệ khác (chẳng hạn như quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật , có thể như thế chăng?). Tổng thống đã có thể phát biểu theo phương án khác, ví dụ như " quan trọng bậc nhất " , tuy nhiên ông đã không làm theo cách đó. Hơn thế, cam kết Hồ Cẩm Đào- Obama (chỉ ở mức cam kết thôi) đã chỉ nêu lên rằng sẽ " xây dựng" mối quan hệ hợp tác mà không quả quyết rằng mối quan hệ đó đã tồn tại. Có một gợi ý bóng gió ở đây rằng nỗ lực này sẽ đòi hỏi phải có thời gian ("cho thế kỷ XXI") . Bởi vậy ngay cả lời tuyên bố về một chính sách cũng tỏ ra thận trọng.
Ngoài ra mặc dù cam kết có đề cập tới hợp tác giữa Bắc kinh và Washington nhưng điều này không thể chỉ được nêu qua loa như một lời nói có tính hoa mỹ. Tôi cho rằng đây không phải cách thức ủng hộ một sự cai quản chung thế giới giữa hai nguyên thủ, nghĩa rộng của nó chính là thể chế G-2. Hơn nữa, kết quả của sự hợp tác cho tới nay chưa truyền cảm hứng cho một lòng tin lớn lao mà sau này sẽ còn phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. G-2 bởi vậy giống một ảo tưởng hơn là hiện thực.
Bối cảnh chiến lược: quỹ đạo chuyển động của TQ sẽ thế nào?
Thực ra từ góc độ lý thuyết sẽ là một điều đáng ngạc nhiên khi một ai đó nói về G-2. Căn cứ trên động thái của TQ nhanh chóng tích lũy sức mạnh còn Hoa kỳ lại đang khó khăn thì một sự hợp tác có quy mô lớn là điều mà cả hai phía đều nhìn nhận như là lựa chọn cuối cùng. Một sự chuyển giao quyền lực nhanh chóng có thể nói chính là tình huống đáng được mong đợi của đối thủ cạnh tranh và thế lực đang lên sẽ thách thức hiện trạng và vị thế của các quốc gia hoặc một quốc gia nào đang giữ kỷ lục trong trật tự đã được sắp đặt. Thế lực đang lên luôn có xu hướng bành trướng, và khi làm việc đó chúng sẽ đụng chạm với lợi ích của các thế lực đã xác lập vị trí . Trong bối cảnh đó thì hợp tác và cùng cai quản là điều không thể, trừ khi thế lực đã xác lập vị thế chấp nhận sự vượt trội của thế lực mới nổi.
Hiện nay việc thế lực của TQ đang lên không còn là câu hỏi nữa, vì điều đó đã quá rõ. Nhưng không ai có thể biết chắc về mục tiêu lâu dài của TQ là gì và liệu mục tiêu đó sẽ phù hợp với hệ thống hiện hành hay sẽ thách thức nó ? Ngay cả bản thân các lãnh đạo TQ chưa chắc đã rõ điều này. Phần lớn thời gian trong ba thập kỷ qua TQ tỏ ra rất thận trọng trong hành vi của mình: hợp tác cùng các thể chế quốc tế, chấp nhận các chuẩn mực toàn cầu trong một số lĩnh vực đồng thời tái bảo đảm với các thế lực khác rằng TQ sẽ trỗi dậy trong hòa bình. (Đúng ra chúng ta phải nói về sự trở lại của Trung hoa với tư cách của một siêu cường chứ không phải là sự trỗi dậy, tuy nhiên đó chỉ là vấn đề thuật ngữ.)
Dưới đây là một vài lý do để có thể tin rằng cách tiếp cận ôn hòa này nên được quan tâm :
Một là, TQ có vô số các vấn đề nội trị (tham nhũng, đói nghèo, bất bình đẳng về tài sản và thu nhập, mạng lưới an sinh xã hội yếu kém , xuống cấp môi trường ...) và các lãnh đạo TQ phải hao tốn phần lớn thời gian để đối phó với những vấn nạn đó.
Hai là , đây là lĩnh vực của toàn cầu hóa mà không phải lĩnh vực của địa- chính trị. Các quốc gia tích lũy sức mạnh kinh tế không bởi tầm cỡ lãnh thổ mà bằng con đường nâng cao sự phụ thuộc lẫn nhau. Và đặc điểm này có thể tạo ra những điểm yếu, dễ tổn thương mang tính tương đồng giữa nhiều quốc gia.
Ba là , đây cũng là lĩnh vực của vũ khí hạt nhân ,nơi mà quốc tế quy định những hạn chế đối với sự cạnh tranh của siêu cường.
Bốn là, liên quan đến sự gia tăng sức mạnh lực lượng vũ trang thông thường thì vẫn quá sớm để so sánh với quân đội Hoa kỳ. TQ chỉ mới bắt đầu tích lũy năng lực để triển khai sức mạnh ra bên ngoài biên giới của mình, giống như Hoa kỳ đã thực hiện thành công trong Thế chiến II.
Năm là, các lãnh đạo TQ có thái độ nước đôi đối với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc trong nước. Họ sử dụng nó để hợp pháp hóa sự lãnh đạo của đảng cộng sản và phản ứng lại nó tùy theo thời điểm nhưng họ cũng lo ngại rằng một thứ chủ nghĩa dân tộc vô độ không bị kiềm chế sẽ có lúc quay lại chống chế độ.
Sáu là, từ những năm 1970, chính quyền Hoa kỳ và Nhật bản đã vạch ra chính sách dựa trên ý tưởng cho rằng có thể hướng chiến lược của TQ ra xa khỏi mục tiêu dân tộc hẹp hòi để góp sức thực hiện những trách nhiệm toàn cầu. Cho đến nay chủ trương này đã thành công.
Hơn nữa, nhìn tổng thể TQ luôn có một cách tiếp cận khá bảo thủ đối với những gì có tính rủi ro (Đài loan là một chút ngoại lệ). Bắc kinh sẽ không khởi chiến khi chưa dám chắc rằng sẽ nắm phần thắng. Các lãnh đạo TQ đã tôn trọng sức mạnh của Hoa kỳ và trợ giúp sức mạnh đó ở những nơi cần có ngay cả khi TQ tăng cường tiềm lực bên trong của mình. TQ bành trướng ảnh hưởng ra bên ngoài chỉ ở những nơi nào mà thấy chắc được. Cho tới giờ thì cách tiếp cận của TQ là có ích đối với hòa bình và ổn định.
Tuy nhiên nếu xét về tính hợp lý thì các chính trị gia và các chuyên gia phân tích luôn phải cảnh giác với tính chất bất định vốn là thuộc tính cốt lõi của mọi quá trình chuyển giao quyền lực, bởi vậy phải tìm hiểu những điều gì sẽ xảy ra trong tương lai dài hạn. Việc TQ " cho tới nay" đã hành động phù hợp với hệ thống quốc tế không có nghĩa là TQ sẽ mãi mãi cư xử như vậy. Việc một thế lực đang lên chỉ theo đuổi một số hạn chế các mục tiêu và tỏ ra ít mạo hiểm khi còn đang tích lũy sức mạnh càng không có nghĩa là nó sẽ không nhắm tới các mục tiêu tham vọng hơn, đồng thời dám liều lĩnh, mạo hiểm hơn một khi trở nên mạnh hơn.
Những gì mà TQ hiện đang làm là hoàn toàn có ý nghĩa đối với một thế lực đang lên nhưng lại ở vị trí tương đối yếu. Đây có thể lại là điều nguy hiểm nhất thách thức trật tự quốc tế hiện nay. Bởi vậy các quốc gia khác không được ngủ quên trong cảm giác hài lòng, tự thỏa mãn về những mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh. Chúng ta có thể hy vọng rằng hiện tại là người báo tin của tương lai nhưng chúng ta không được quả quyết rằng dứt khoát sẽ phải là như vậy. Nếu chúng ta đặt cược vào điều tốt đẹp mà TQ lại thay đổi hướng đi thì khi đó sẽ quá muộn để hành động ứng phó.
Kinh nghiệm cũng như suy nghĩ logic cho thấy cần một sự cảnh giác. Trong hai năm gần đây TQ đã một vài lần hành động theo cách không kiềm chế và theo đuổi những lợi ích riêng bằng con đường xâm phạm quyền lợi các nước láng giềng
- Hè- Thu năm 2009, Bắc kinh khởi xướng một chiến dịch do các học giả và cựu quan chức lên tiếng yêu cầu chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu ở Đài loan tiến hành đối thoại chính trị . Điều này xảy ra vào thời điểm Mã Anh Cửu đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng trong nước nên không muốn làm tình hình tồi tệ hơn bằng cách can dự thêm vào đối thoại với Bắc kinh, chủ đề mà không có sự đồng thuận ở Đài loan.
- Đầu năm 2010, TQ đã đáp trả một cách khá gay gắt (có thể là đã hành động quá mức) quyết định của Tổng thống Obama phê chuẩn việc bán vũ khí cho Đài loan và gặp gỡ Đức Đalai Lama.
- Các cơ quan hàng hải TQ đã nỗ lực triển khai sự hiện diện của mình trên biển Đông Trung hoa (Biển Nhật bản - ND) và Biển Đông (Nam Trung hoa- ND). Điều này đã phản ánh một chủ trương có bài bản nhằm mục đích đẩy xa ranh giới chiến lược trên biển ra khỏi khu vực duyên hải. Bằng chứng sinh động nhất của nỗ lực này là vụ va chạm ở đảo Senkaku hồi tháng 9/2010 và sau đó nhanh chóng leo thang thành một tranh chấp ngoại giao. Rồi cả tình hình căng thẳng ở Biển Đông (Nam Trung hoa - nguyên văn ) giữa TQ và các nước có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường sa. Việc này đã được trình lên các trưởng đoàn của Diễn đàn khu vực ASEAN họp tại Hà nội, tuy nhiên trong năm 2011 tình hình còn tồi tệ hơn nữa.
- TQ tỏ thái độ vu vơ không hiệu quả trong khi Bắc Triều tiên có hành động gây hấn chống Hàn quốc : đầu tiên là vụ đánh đắm tàu Cheonan vào tháng 3/2010 và sau đó là vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong vào tháng 11. Trên thực tế, việc TQ đứng cùng phía với Bình nhưỡng là điều gây căm tức cho cả chính phủ lẫn công chúng Hàn quốc. (phần đề cập về Hàn quốc sẽ trình bày sau).
Đã có một số cuộc tranh luận về vấn đề phải chăng tất cả những hành động vừa nêu phản ánh các quyết định chiến lược của những nhà lãnh đạo ở cấp trung ương theo hướng khẳng định mạnh mẽ lợi ích của TQ chống lại các nước láng giềng. Có thể trong một vài trường hợp xung đột trên biển, các cơ quan hàng hải có liên đới của TQ không thuộc sự quản lý của Trung ương. Trong những trường hợp khác, có thể các nhà lãnh đạo TQ đã bị ràng buộc bởi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Nhưng dù sao thì sự đổ vỡ và tổn thương cũng đã xảy ra.
Hoa kỳ đã tham gia vào tất cả những sự kiện đó, trước tiên là vì có các đồng minh và đối tác của Hoa kỳ bị ảnh hưởng bởi hành động của TQ. Chẳng hạn như Washington đã tái khẳng định quan điểm của mình rằng đảo Senkaku nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật. Những tình tiết đó làm cho các nghi ngờ của chính quyền Tổng thống Obama về sự cam kết của TQ giữ ổn định khu vực thêm trầm trọng.
Luận điểm chung của các nhà phân tích và bình luận TQ trong năm 2010 về những vụ việc và tình tiết nêu trên là : không phải chính sách đối ngoại của TQ như vậy mà do Mỹ muốn kiềm chế, ngăn cản sự trỗi dậy của TQ.
Bởi vậy cũng không có gì phải ngạc nhiên khi vấn đề "mất lòng tin chiến lược" lại nhận được nhiều sự quan tâm trong quan hệ song phương, kể cả trong nội dung của hai bản tuyên bố chung ký kết bởi Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sau các cuộc gặp thượng đỉnh vào 11/2009 và 1/2011. Sự mất lòng tin và các mối tương tác gây nên nó đang chứng tỏ G-2 là một ấn tượng sai lầm.
--------------------------------------
Mỹ ứng phó thế nào với những thay đổi chiến lược?
Trong bối cảnh của sự chuyển giao quyền lực, thế lực đã xác lập được vị thế buộc phải lựa chọn cách ứng phó với thế lực đang lên.
Trước hết cần phải đánh giá kỹ càng các mục tiêu của thế lực đang lên. Nếu như thế lực đã xác lập được vị thế cho rằng mục tiêu của thế lực đang lên là ôn hòa do đó ta phải có thái độ thù địch, hoặc nếu như giả định rằng mục tiêu của thế lực đang lên là thù địch do vậy ta phải ôn hòa thì đó sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng (ví dụ như lịch sử quan hệ giữa Chamberlain và Hitler trước Thế chiến II).
Như vậy thế lực đã xác lập được vị thế sẽ có nhiều phương án để ứng phó. Có thể bao gồm từ ra đòn trước đánh phủ đầu và kiềm chế quyết liệt cho đến khuyến khích những hành vi mang tính xây dựng và xoa dịu. Cân bằng tình thế qua việc nâng cao tiềm lực của bản thân và củng cố sức mạnh của các đồng minh cũng là một phương án trung gian. Tất nhiên thế lực đã xác lập được vị thế có thể chấp nhận một chiến lược hỗn hợp.
Có một kiểu chiến lược hỗn hợp được gọi là " bao vây nước đôi", tức là thế lực đã xác lập được vị thế sẽ đặt hy vọng vào điều tốt nhất đó là thế lực đang lên sẽ hợp tác trong khuôn khổ của hệ thống quốc tế hiện hành. Nhưng đồng thời , sẽ phải chuẩn bị đối phó với khả năng xấu nhất bằng cách củng cố năng lực để cản trở những thách thức của thế lực đang lên. Chiến lược bao vây nước đôi là phù hợp hơn cả khi có nhiều bất định trong mục tiêu của thế lực đang lên, đặc biệt trong trường hợp thế lực này theo đuổi một số mục tiêu hạn chế và chọn cách tiếp cận thận trọng đối với các rủi ro trong ngắn hạn nhưng lại không thể hiện các mục tiêu của mình trong dài hạn. Bởi lẽ Hoa kỳ và Nhật bản không thể biết chắc chắn về điểm này nên hai nước đang chơi cờ vây để ứng phó với TQ. Mỗi nước có thể lựa chọn những cách phối hợp khác nhau giữa hợp tác, cùng can dự với củng cố sức mạnh. Quả thực thì TQ cũng đang chơi cờ vây vì TQ đang lo về các ý định của Hoa kỳ và Nhật bản.
Trên thực tế mỗi bên đều đang tự củng cố sức mạnh để giảm thiểu các rủi ro. TQ tăng cường sức mạnh quân sự: vững chắc, đều đặn, có hệ thống và rất ấn tượng. Lấy ví dụ, chính quyền Bush đã bắt đầu một cuộc nâng cấp quy mô các phương tiện khí tài quân sự Mỹ trên đảo Guam để luôn sẵn sàng với một TQ ngày càng mạnh lên. Có điều là trong một thời gian dài người ta đã không tuyên bố lý do của việc tăng cường năng lực quân sự này. Lầu năm góc đang phát triển các luận thuyết quân sự mới và hiện đại hóa các vũ khí sẵn có với tiêu chí là ứng phó với TQ. Nhật bản tìm tòi phương thức phát triển các vũ khí trên không và trên biển trong bối cảnh chung là mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật đang được củng cố.
Có hai mối nguy hiểm ẩn chứa trong tình huống này. Một là, mỗi bên đều không thoát ra khỏi mối nghi ngờ lẫn nhau, thay vì tăng cường tối đa các cơ hội có được . Hai là, sự tương tác giữa các nỗ lực lập kế hoạch phòng thủ, an ninh lại cho kết quả không tương thích với những ý định tích cực hơn của các nhà lãnh đạo chính trị. Các nỗ lực lập kế hoạch đó cần phải có tầm nhìn xa để đủ thời gian phát triển và bố trí các hệ thống vũ khí tối tân, tinh vi. Hiện nay, Hoa kỳ đang cố gắng đánh giá khả năng và chủ trương của TQ cho giai đoạn sau những năm 2020 và hành động trên cơ sở những dự đoán này. TQ cũng cần hành động như vậy.
Hợp tác và G-2 trong bối cảnh của sự chuyển giao quyền lực
![]() |
Căn cứ vào động thái của quá trình chuyển giao quyền lực hiện nay thì ý tưởng về việc TQ và Mỹ cùng hợp tác đã bắt đầu có ý nghĩa. Đó là một yếu tố của sự can dự, vì vậy mà Mỹ dành cho TQ một chỗ trên bàn họp của nhóm các nhà lãnh đạo thế giới, tuy nhiên với mong đợi rằng TQ ra nhập nhóm là để góp phần gìn giữ và thúc đẩy lợi ích của hệ thống quốc tế hiện hành (đây là điều mà chính quyền của Bush đã gọi là ý tưởng về một " cổ đông có trách nhiệm"). Bằng cách nuôi dưỡng và thúc đẩy các thói quen hợp tác , hai nước có thể giảm sự nghi kỵ về những mục tiêu chiến lược của nhau ngay cả khi giải quyết những vấn đề quốc tế. Hợp tác không làm giảm thiểu nỗi lo sợ hoặc loại trừ chiến lược đánh cờ vây, nhưng nó có thể hướng cán cân lực lượng từ gia tăng sức mạnh sang cùng tham dự.
Tuy nhiên, ngay cả khi hợp tác là một giải pháp hay để ứng phó với sự trỗi dậy của TQ thì điều này cũng chưa đủ để buộc phải có G-2 hay một thể chế cùng cai quản thế giới giữa Hoa kỳ và TQ bởi một lý do rất đơn giản.
Thứ nhất, TQ có lẽ chưa sẵn sàng nhận đầy đủ trách nhiệm của một nhà lãnh đạo thế giới, mặc dù các nguồn lực của TQ đang gia tăng nhưng chúng không phải là vô hạn. Các vấn đề nội tại khá nghiêm trọng vẫn chưa được giải quyết , và Bắc kinh cho thấy có vẻ rất thận trọng để không tỏ ra quá ồn ào bên ngoài chỉ vì sợ thất bại và mất mặt. Bởi vậy theo nguyên tắc chỉ đạo" khiêm nhường và thận trọng, không vượt lên dẫn đầu nhưng vẫn đạt mục tiêu" thì yếu tố kiềm chế vẫn là chủ đạo còn yếu tố hăng hái được xếp ở hàng thứ hai.
Thứ hai, không ai có thể biết các nhà lãnh đạo TQ có nghi ngờ rằng sự hợp tác với Mỹ có thực sự hỗ trợ lợi ích của TQ hay không (ngay cả khi họ tuyên bố hùng hồn về điều này). Người Trung quốc hoàn toàn có thể hài lòng với ý tưởng cho rằng cạnh tranh giữa các cường quốc là yếu tố chủ đạo của hệ thống quốc tế hiện nay. Bởi vậy, họ có thể tôn trọng" chương trình nghị sự " do Mỹ sáng kiến như một chiến thuật ẩn mình. Ý tưởng cho rằng các bên cạnh tranh đồng thời vẫn có thể hợp tác vì lợi ích tương hỗ tỏ ra là khá mới mẻ (đối với TQ - ND ).
Hoa kỳ nhìn nhận những khía cạnh rất tiêu cực khi buộc phải cùng lãnh đạo thế giới chỉ với TQ. Tất nhiên G-2 thừa nhận rằng các lợi ích của hai nước (TQ và Mỹ - ND) là rất tương đồng, tuy nhiên lập luận này còn có chỗ phải nghi ngờ. Điều quan trọng hơn cả là Washington tin tưởng rằng các cường quốc chủ yếu khác đều có thể là những đối tác tốt để hợp tác nhằm gìn giữ hệ thống quốc tế hiện nay. TQ và Mỹ không phải các quốc gia duy nhất có đủ năng lực góp phần lãnh đạo thế giới. Nhật bản và Cộng đồng Châu Âu cũng có đủ năng lực đó và họ đã cho thấy thái độ có trách nhiệm của họ như thế nào. Nước Nga cũng xứng đáng có một chỗ ở bàn họp đó. Bởi vậy , nếu Hoa kỳ theo đuổi thể chế G-2 với TQ thì điều này sẽ tước đi sự đóng góp quý báu từ các cường quốc khác và sẽ khai trừ họ khỏi bàn họp của các nhà lãnh đạo thế giới.
Điều mà Hoa kỳ suy tính, bởi vậy không phải là G-2 với TQ mà là "G-một vài" với các cường quốc chủ yếu khác, bao gồm cả TQ. Đã có một số trường hợp cụ thể mà sự hợp tác này diễn ra trên thực tế. Các cuộc hội đàm 6 bên liên quan đến giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều tiên là một trường hợp thu hút được cả Hoa kỳ, TQ, Nhật bản, Hàn quốc, Nga và cả Bắc Triều tiên. Vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đang được 05 thành viên thường trực HĐBA LHQ + 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ và Đức) cùng hợp tác giải quyết. Đối với nền kinh tế toàn cầu, do sức mạnh kinh tế bố trí phân tán hơn sức mạnh quân sự nên đã hình thành một nhóm các quốc gia đó là G-20 .
Tuy nhiên , các nguyên tắc vẫn giữ nguyên: các vấn đề toàn cầu , một cách phù hợp nhất phải được nêu ra bởi chính các quốc gia tham gia nhiều hơn cả trong những vấn đề liên đới , đồng thời có nhiều năng lực hơn cả để giải quyết vấn đề. Lãnh đạo thế giới không phải là một câu lạc bộ với số thành viên cố định, mà là một sự cùng cam kết về hàng hóa và dịch vụ công (nguyên văn Public good -ND) và hình thành những tập thể nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho các vấn đề đặc thù. Cách tiếp cận" G-một vài " sẽ tăng cường sự phối hợp trong quá trình ra quyết định và làm tăng số lượng các quốc gia là tác giả của những giải pháp toàn cầu.
Đây không phải là một ý tưởng mới . Đã có thời dàn giao hưởng quyền lực góp phần gìn giữ hòa bình ở Châu Âu suốt vài thập niên sau các cuộc chiến tranh của Napoleon. Franklin Roosevelt có một nhãn quan tương tự nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới trong giai đoạn sau Thế chiến II. Điều mà Roosevelt từng cảm thán: "Một thiết kế Vĩ đại " đã nhìn trước vai trò đầy ý nghĩa lãnh đạo thế giới của Mỹ, Liên xô, Anh và TQ (luận điểm này đã được thể hiện cụ thể khi thành lập HĐBA LHQ). Quan điểm này lại nổi lên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với ý tưởng về một " trật tự thế giới mới" do George H.W. Bush (Bush Cha - ND) đưa ra và sau đó được điều chỉnh bởi Bush con và Barac Obama.
-------------------------
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com