Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan: Quốc tế hóa các tiêu chuẩn

Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) trong lĩnh vực hải quan của VN thời gian vừa qua đã có những bước đột phá mạnh mẽ, đặc biệt là việc triển khai Đề án 30. Đây cũng là vấn đề đã được nhiều đại diện cộng đồng DN đưa ra bàn thảo sôi nổi và nhận được sự quan tâm sâu sắc của các bên.  

Hải quan VN đã tham gia Công ước Kyoto về Đơn giản hoá và Hài hoà hoá Thủ tục Hải quan, năm 1997, Công ước Hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS), năm 1998. Về cơ bản rất nhiều thủ tục về hải quan đã dần tiến tới thống nhất với hải quan quốc tế. Tuy nhiên, những điểm còn chưa thống nhất đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại XNK của DN.

Nhiều thủ tục chưa minh bạch

Theo ông Nguyễn Quang Tiến – Phó TGĐ Cty CP Vận tải và thuê tàu, mã hàng hóa của Hải quan VN vẫn áp dụng tới 10 con số. Trong khi đó, mã hàng hóa theo tiêu chuẩn các quốc tế của Công ước HS là 8 con số. Điều này đã khiến việc áp thuế của các cục hải quan chưa thống nhất với thông lệ quốc tế. Trường hợp xe tải Van là một ví dụ cụ thể. Mặc dù đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn, cơ quan hải quan vẫn cố tình bảo vệ phần thắng về mình, gây thiệt hại cho DN.

Ông Tiến cũng đưa ra đề xuất, Hải quan cần xây dựng danh pháp hàng hóa theo giá trị các nhóm hàng (ví dụ mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 250 triệu USD và dưới 250 triệu USD...). Ngành Hải quan cũng nên dịch song ngữ các biểu thuế và phụ lục hướng dẫn, để DN dễ áp dụng. Công ước HS sẽ được sửa đổi bổ sung vào năm 2012. Ngành Hải quan VN nên dịch Công ước ra tiếng Việt, đồng thời tạo điều kiện cho các DN tiếp cận đóng góp ý kiến sửa đổi vào Công ước mới.

Nhiều vấn đề về thủ tục vẫn chưa thực sự minh bạch. Một số TTHC hải quan còn chưa thống nhất, khiến hải quan các cục hiểu khác nhau và áp dụng khác nhau, gây khó cho DN – Đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng Thư ký Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài. Theo ông Toàn, ngành Hải quan cần tạo điều kiện hơn nữa cho DN tham gia đóng góp xây dựng chính sách. Việc lấy ý kiến DN xây dựng chính sách đôi khi chuyển tới DN với thời gian quá ngắn. Hiệp hội không thể thu thập ý kiến DN một cách đầy đủ. Điều này, đôi khi dẫn tới hậu quả chính sách được ban hành chưa phù hợp với số đông DN.

Một vấn đề cũng khiến không ít DN đang bức xúc đó là quy trình và thủ tục khiếu nại của DN với cơ quan hải quan. Những quy trình, quy định về thủ tục, cách thức khiếu nại không rõ ràng, khiến cách giải quyết cũng không triệt để. Ông Toàn đã ví dụ có trường hợp khiếu nại từ hơn 2 năm nay vẫn chưa thấy giải quyết, gây bức xúc trong cộng đồng DN.

Đẩy mạnh cải cách TTHC

Việc thực hiện thành công giai đoàn đầu của Đề án 30 đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại VN. Theo đại diện của Hiệp hội DN Châu Âu tại VN (Eurocham), Các DN thuộc Eurocham rất tin tưởng vào Đề án 30 của Chính phủ VN. Thời gian vừa qua, các Eurocham đã và đang tham gia rất tích vực vào việc triển khai Đề án 30. Tuy nhiên, Hải quan VN cần rà soát và thực hiện nhanh các quy trình thông quan, thủ tục thuế quan và đặc biệt là tạo sự công bằng giữa các DN.

Mã hàng hóa của Hải quan VN vẫn áp dụng tới 10 con số. Trong khi đó, mã hàng hóa theo tiêu chuẩn các quốc tế của Công ước HS là 8 con số.

Khi các DN là đối thủ cạnh tranh của nhau thì việc hàng sớm thông quan cũng tạo một lợi thế đáng kể. Do vậy, thủ tục phải thống nhất, không thể có chuyện chỗ này sớm chỗ kia muộn. Cũng theo đề xuất của vị đại diện này, Hải quan VN nên sớm có hải quan một cửa.

Hiệu quả của Đề án 30 trong lĩnh vực hải quan được ghi nhận bởi những con số rất ấn tượng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính vừa công bố, giai đoạn rà soát ưu tiên đơn giản hóa 42 thủ tục, bãi bỏ 3 thủ tục. Chi phí tuân thủ đã được cắt giảm tới 32,11%, tương đương 187 tỷ đồng. Tổng hợp hai giai đoạn, Tổ công tác rà soát TTHC kiến nghị đơn giản hóa 179/239 thủ tục (chiếm 75%). Qua tính toán sơ bộ, nếu thực hiện các phương án đơn giản hóa thì dự kiến cắt giảm được 31% chi phí tuân thủ TTHC. Việc rà soát, cắt giảm cũng giảm bớt được rất nhiều thời gian, giấy tờ, hồ sơ thực hiện thủ tục hải quan.

Bà Đặng Phương Dung – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN đề xuất, ngành Hải quan cần sớm thực hiện thí điểm luồng xanh với một số DN tiêu biểu. Để tạo điều kiện cho DN thực hiện thủ tục, hải quan nên phổ biến cơ chế thông quan trước khi hàng đến cho DN.

(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đi về đâu?
  • Trái cây Việt vào EU, Mỹ: Rào cản ở đâu?
  • Sản xuất công nghiệp và thương mại: “Được mùa”, vẫn phải thận trọng
  • Xuất khẩu tiến 1, nhập khẩu “nhảy” 5
  • Quý 2 - 2010: Việt Nam sẽ xuất hai triệu tấn gạo
  • Châu Âu và Hoa Kỳ thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng của trái cây Việt Nam
  • Quý 1/2010, 20% điện thoại di động bán ra thế giới là điện thoại thông minh
  • Bài toán khó: tìm giải pháp chống nhập siêu từ Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo