Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo nhập siêu cả năm sẽ thấp hơn kế hoạch đề ra

Tháng 10 là tháng thứ 5 liên tiếp, nhập siêu đã được kiềm chế ở mức dưới 1 tỷ USD. Mức nhập siêu bình quân 1 tháng của thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 chỉ bằng 19,7%, hay chưa bằng một phần năm của thời gian từ tháng 1 đến tháng 5. Với tình hình này, mức nhập siêu cả năm 2008 sẽ thấp hơn mức kế hoạch đề ra từ cuối năm trước.

Mặc dù 5 tháng đầu năm mức nhập siêu ở mức rất cao (13.584 triệu USD) nhưng nhờ nhập siêu được kiềm chế trong 5 tháng tiếp đó (2.677 triệu USD), nên tính chung 10 tháng mức nhập siêu ước khoảng 16,3 tỷ USD.
Nhập siêu được kiềm chế nhờ xuất khẩu đạt được những kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng ước đạt gần 53,8 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Nếu trong hai tháng tới đạt được 5 tỷ USD/tháng thì xuất khẩu cả năm có thể vượt qua mốc 63,5 tỷ USD, tăng trên 31% so với năm trước- là tốc độ cao trong nhìêu năm qua. Bình quân đầu người sẽ vượt qua mốc 735 USD, cao hơn nhiều so với mức 570 USD của năm trước. Xuất khẩu so với GDP sẽ vượt qua mốc 75%, cao hơn tỷ lệ 68,2% của năm trước. Hệ số giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng GDP sẽ vượt qua 4,6 lần của năm trước và cao nhất từ năm 2000 đến nay.
 
Nhập siêu thấp trong mấy tháng qua cũng có nguyên nhân từ việc kiềm chế nhập khẩu. Nếu nhập khẩu của các tháng từ tháng 7 trở về trước đều ở mức trên 7 tỷ USD (bình quân 7 tháng gần 7,5 tỷ USD/tháng), thì từ tháng 8 đến nay giảm xuống chỉ còn dưới 7 tỷ USD. Một số mặt hàng nhập khẩu gần đây đã giảm mạnh về lượng và giá; một số mặt hàng còn phải tái xuất.
 
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ mấy tháng nay đã có xu hướng giảm mạnh (tháng 7 còn đạt 6,547 tỷ USD, tháng 8 xuống còn 6,018 tỷ USD, tháng 9 xuống còn 5,27 tỷ USD, tháng 10 ước còn 5,1 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng đã giảm mấy tháng nay như: dầu thô (tháng 8 đạt 1.244 triệu USD, tháng 9 còn 800 triệu USD, tháng 10 ước còn 700 triệu USD); than đá (tháng 7 đạt 174 triệu USD, tháng 8 còn 137 triệu USD, tháng 9 ước còn 130 triệu USD); dệt may (tháng 7 đạt 945 triệu USD, tháng 8 còn 921 triệu USD, tháng 9 ước 820 triệu USD; gạo (tháng 7 đạt 431 triệu USD, tháng 8 còn 289 triệu USD, tháng 9 còn 260 triệu USD, tháng 10 ước còn 165 triệu USD); cà phê (tháng 7 đạt 147 triệu USD, tháng 8 còn 110 triệu USD, tháng 9 còn 101 triệu USD, ước tháng 10 còn 88 triệu USD); cao su (tháng 8 đạt 211 triệu USD, tháng 9 còn 101 triệu USD, tháng 10 ước còn 88 triệu USD); sản phẩm gỗ (tháng 8 đạt 228 triệu USD, tháng 9 ước còn 210 triệu USD); thuỷ sản (tháng 9 đạt 483 triệu USD, tháng 9 ước còn 450 triệu).
 
Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sẽ đứng trước khó khăn thách thức cả về lượng, cả về giá, cả về thị trường xuất khẩu. Trong khi nhập khẩu có thể tăng trở lại do thông lệ vào cuối năm, do giá thế giới giảm.

( Trung tâm thông tin Bộ Công Thương )

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Năm 2009 khó hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu
  • Năm 2008 ngành nhựa phải nhập 1,8 triệu tấn nguyên liệu
  • Hơn 80% nguyên liệu gỗ của Việt Nam phải nhập khẩu
  • Thị trường xuất khẩu: Cơ hội lớn từ các thị trường nhỏ
  • Mục tiêu xuất khẩu và giải pháp thực hiện trong năm 2009
  • Chuyện gì đang xảy ra với thị trường cà phê thế giới?
  • Xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ sẽ khó khăn hơn
  • Dự báo về sản lượng và tiêu thụ bông thô thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo