Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 5 tồi tệ của vàng, bạc và dầu thô

Dù giá dầu, bạc tăng mạnh và giá vàng ít thay đổi phiên 31/5, nhưng tính chung vẫn có tháng suy giảm mạnh.

Phiên giao dịch cuối tháng 5, giá dầu thô tại thị trường New York đã gần chạm mốc 103 USD/thùng, do sự yết đi của đồng USD trước hy vọng mới về gói giải cứu Hy Lạp sớm được thực hiện. Bên cạnh đó, việc TransCanada Corp ngừng đường ông dẫn dầu quy mô 591.000 thùng/ngày cũng ảnh hưởng đến nguồn cung.

Cả giá dầu Brent tại thị trường Anh và dầu thô ngọt, nhẹ tại thị trường Mỹ phiên cuối tháng 5 đều lên mức cao nhất trong 3 tuần, tuy nhiên vẫn kết thúc tháng với mức giảm đáng kể, đánh dấu tháng suy giảm đầu tiên của giá dầu kể từ đầu năm 2011.

Kết thúc phiên, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 đã tăng 2,11 USD lên 102,7 USD/thùng. Hiện đường giá trung bình 20 ngày đã lên 100,76 USD/thùng. Như vậy, trong tháng 5, giá dầu thô ngọt, nhẹ đã giảm 9,9%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2010.

Còn tại Anh, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 2,05 USD lên 116,73 USD/thùng, dù có thời điểm lên tới 117,49 USD/thùng. Như vậy trong tháng 5, giá dầu này đã giảm tới 7,3%, đánh dấu tháng giảm giá mạnh nhất so với các tháng kể từ tháng 5/2010.

Chuyển qua tin tức đáng chú ý khác, giá vàng tại thị trường New York đã hạ nhiệt chốt ở dưới 1.536 USD/oz sau khi lên mức cao nhất trong gần 4 tuần, do những hy vọng mới về việc thêm gói giải cứu Hy Lạp, làm giảm cầu tài sản an toàn.

Dù đầu phiên đã tăng lên 1.540 USD/oz nhưng giá vàng giao ngay đã lùi về vùng 1.534,4 USD/oz khi kết thúc ngày giao dịch. Trong khi đó, giá vàng tương lai (hay còn gọi là Comex) đã giảm 50 cent xuống còn 15.36,8 USD.

Trong tháng 5, giá vàng giảm 1,82%. Tuy nhiên, tháng 5 cũng đánh dấu việc vàng liên tục phá kỷ lục giá, với đỉnh điểm là việc chinh phục mốc 1.575 USD/oz.

Trong khi đó, giá bạc phiên này đã tăng 1% lên 38,4 USD/oz. Tuy vậy, trong tháng 5, giá bạc lại sụt giảm tới 20%, sau khi lập đỉnh 49,51 USD/oz.

(Ndhmoney)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?
  • Thị trường xuất khẩu gạo: Những bất ngờ thú vị
  • Trung Quốc cũng "đói" hàng Việt Nam
  • Có lo “thừa” đường?
  • Xuất khẩu cao su: Đích ngắm 3 tỷ USD
  • Nỗi lo mang tên nhập siêu và đầu tư công
  • Quy định mới về thủ tục nhập khẩu ôtô, điện thoại di động (ĐTDĐ): Không sát thực tế, phiến diện!
  • Việt Nam "tụt" 9 điểm về triển vọng kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com