Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trọng tài thương mại: Chưa tạo niềm tin cho doanh nghiệp

Nguyên nhân các doanh nhân không hào hứng tìm đến các Trung tâm Trọng tài Thương mại Việt Nam để giải quyết các tranh chấp là do đội ngũ Trọng tài viên chưa đủ năng lực giải quyết tranh chấp, nhiều trường hợp đương sự đã nộp đơn nhưng sau khi tiếp xúc ngay lập tức rút đơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quen với phương thức Trọng tài, nhưng các Trung tâm lại không có hình thức giới thiệu, quảng bá về mình để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

TRỌNG TÀI VIÊN THIẾU NĂNG LỰC

Hiện nay cả nước có 7 trung tâm Trọng tài, với tổng số Trọng tài viên là 165, trong đó riêng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có 123 Trọng tài viên. Các tranh chấp giải quyết bằng Trọng tài chủ yếu tập trung tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Năm 2004 Trung tâm này thụ lý 26 vụ, trong đó tranh chấp có yếu tố nước ngoài là 18 vụ chiếm 69%, còn lại 8 vụ tranh chấp trong nước, kể cả tranh chấp công ty liên doanh; trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội giải quyết được 2 vụ, các Trung tâm còn lại chưa giải quyết vụ nào. Năm 2005 thụ lý 18 vụ, (giảm 25% so với năm 2004) đã giải quyết 5 vụ. Theo đánh giá, hầu hết các tranh chấp có giá trị không lớn và nguyên đơn phần lớn là doanh nghiệp trong nước.

Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia VN, nguyên nhân các doanh nghiệp không hào hứng tìm đến các Trung tâm Trọng tài Thương mại VN là do đội ngũ Trọng tài viên của các Trung tâm chưa thực sự là đội ngũ mạnh, chưa có năng lực giải quyết tranh chấp nên khó thuyết phục được, thậm chí nhiều trường hợp đương sự đã nộp đơn nhưng sau khi tiếp xúc ngay lập tức rút đơn do không tin tưởng.

Còn theo TS. Phạm Duy Nghĩa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN, quan tâm đến chất lượng, chuyên môn và danh tiếng của các trung tâm trọng tài chứ không phải là số lượng của các trung tâm vì vậy cần có hội đồng trọng tài.

CẦN PHẢI PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới, là thành viên WTO- một sân chơi mà vấn đề tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên thì ngay từ lúc này, các DN Việt Nam cần có một cái nhìn nghiêm túc về những ưu thế của trọng tài.

Mặc dù Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã thể hiện nhiều nét ưu việt, tuy nhiên nhiều quy định không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Chính vì vậy Dự thảo Luật Trọng tài đang được soạn thảo và lấy ý kiến. Dự kiến Luật này sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2010, nếu được Quốc hội thông qua.

Theo ý kiến của GS. Đào Trí Úc, Luật Trọng tài thương mại phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế, bảo đảm sự phù hợp với các Điều ước quốc tế về thưong mại mà VN đã ký kết hoặc gia nhập, cần thừa nhận các nguyên tắc cơ bản của Trọng tài đã được áp dung rộng rãi ở các nước và phải đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh như bí mật, linh hoạt, nhanh gọn.

Ngoài thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại, Luật cần mở rộng các lĩnh vực dân sự, lao động theo yêu cầu của các bên và các bên tranh chấp không chỉ là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trọng tài cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng.

Để Luật Trọng tài Thương mại sớm đi vào cuộc sống và có tính khả thi cao khi luật có hiệu lực, ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, chúng ta không nên hạn chế số lượng trọng tài ở các địa phương, mà nên có tiêu chí cho trọng tài viên. Thêm nữa, cần có một chế định hỗ trợ thực thi các quyết định của trọng tài.


(Theo Báo BÀ Rịa Vũng Tầu)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cơ hội cho gạo Việt Nam vào châu Phi
  • 11 tháng, nhập siêu 16,9 tỷ USD
  • Những khó khăn trong xuất khẩu nông sản năm 2009
  • Dự báo xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng khó có thể tăng cao trong những tháng cuối năm
  • Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu để kiềm chế nhập siêu năm 2009
  • General Motors: phá sản - có hay không?
  • Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2009
  • Hạn chế vì thiếu thương hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo