Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Diễn biến thị trường giấy trong nước, nhập khẩu tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009

Hiện nay, giá giấy in viết bán tại thị trường trong nước là 16,2 triệu đồng/tấn (chưa tính thuế VAT), tăng 1 triệu đồng/kg so với quý I/2009. Trong khi đó, giá giấy cùng loại ngoại nhập chỉ bán với giá 15,1-15,2 triệu đồng/tấn (đã gồm thuế).


Theo tính toán, nếu dùng giấy trong nước, công ty giấy phải tăng giá bán sản phẩm, chủ yếu là tập học sinh lên ít nhất 3-5%, trong khi dùng giấy ngoại thì giá bán vẫn giữ nguyên mức hiện tại hoặc rẻ hơn 20-30 đồng/cuốn. Giá giấy in báo nhập về sau khi tính thuế nhập khẩu 3% cộng với các chi phí khác cũng chỉ ở mức 11,85 triệu đồng/tấn. Trong khi giấy trong nước, giá giao dịch ngày 13/6/2009 là 14,2 triệu đồng/tấn (chưa gồm thuế).


Do giá giấy nhập thấp hơn giá giấy sản xuất trong nước nên giấy nhập khẩu về nước ta trong tháng 5/2009 tăng khá mạnh. Theo thống kê tháng 5/2009, cả nước nhập về 103,4 ngàn tấn giấy các loại, đạt kim ngạch trên 75 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 39,7% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tổng lượng giấy nhập khẩu 5 tháng đầu năm nay đạt 366,15 ngàn tấn, trị giá 265,45 triệu USD, giảm 16,6% về lượng và giảm 22,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.


Trong tháng 5/2009, lượng giấy nhập về từ Indonesia tăng khá mạnh, tăng 70,16% so với tháng trước và tăng 194,41% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 29,81 ngàn tấn, trị giá 21,38 triệu USD. Chủng loại giấy nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là giấy in, viết. Giá giấy nhập về từ Indonesia tăng từ 80 đến 100 USD/T so với tháng trước. Tính đến hết 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu giấy về từ thị trường này đạt 93,72 ngàn tấn, trị giá 63,95 triệu USD, tăng 26,14% về lượng và tăng 2,78% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.


So với tháng 4/2009, lượng giấy nhập về từ Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine cũng tăng khá, tăng lần lượt 53,31%; 7,4%; 29,03%, 47,7%...
 

Thị trường

Tháng 5/2009

5T/2009

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Indonesia

29.818

21.380.756

93.726

63.949.716

Thái Lan

24.927

13.631.635

87.114

46.437.258

Đài Loan

17.768

8.313.855

75.564

34.563.217

Hàn Quốc

11.107

6.065.662

36.609

20.462.724

Philippine

4.348

2.518.116

12.124

7.147.126

Trung Quốc

3.200

2.468.325

16.451

13.674.854

Nhật Bản

2.282

2.419.186

7.786

10.000.204

Malaysia

2.184

2.243.463

7.251

7.020.475

Singapore

1.895

8.725.043

6.810

30.133.012

Mỹ

739

907.998

4.317

4.699.449

Đức

601

620.380

1.251

2.126.308

Ấn Độ

395

1.534.247

924

4.155.236

 

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo