Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2008 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 115 nghìn m3 gỗ sồi nguyên liệu với kim ngạch đạt 47,8 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 9% về trị giá so với năm 2007.
Gỗ sồi là một trong những chủng loại gỗ nguyên liệu được ưa chuộng trong tiêu dùng đồ nội thất của Mỹ. Theo khảo sát của hãng Appalachian Hardwood, mức sử dụng gỗ sồi trắng dùng trong phòng ngủ và phòng ăn năm 2008 đã tăng lên 7% so với mức 3% một năm trước đó. Cũng chính vì lý do đó, trong mấy năm vừa qua, gỗ sồi luôn là một trong 10 loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu chính của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2008 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 115 nghìn m3 gỗ sồi nguyên liệu với kim ngạch đạt 47,8 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 9% về trị giá so với năm 2007. Nhập khẩu gỗ sồi nguyên liệu 4 tháng đầu năm 2008 tăng khá so với cùng kỳ năm 2007. Từ tháng 5 đến hết năm 2008, nhập khẩu gỗ sồi đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Xu hướng nhập khẩu gỗ sồi giảm sẽ còn tiếp tục trong quí I/2008 do sự lo ngại cuộc khủng honảg tài chính thế giới tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của toàn thế giới.
Năm 2008, giá nhập khẩu gỗ sồi trung bình tăng so với mức giá nhập trung bình năm 2007, đạt 414 USD/m3, cao hơn s17% so với giá nhập khẩu trung bình năm 2007. Giá nhập khẩu gỗ sồi trung bình năm 2008 cao hơn là do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường Mỹ. Giá gỗ sồi của Mỹ so ovứi giá nhập từ các thị trường Đức, Pháp cao hơn hẳn nên giá trung bình chung tăng mạnh.
Tháng 12/2008, giá gỗ sồi tròn trung bình ở mức 462 USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2007 khoảng 14%. Giá nhập khẩu gỗ sồi tròn nguyên liệu từ thị trường Mỹ trung bình ở mức 479 USD/m3-CIF. Giá gỗ sồi tròn trung bình nhập từ Pháp ở mức 309 USD/m3-CIF; giá gỗ sồi tròn nhập từ Đức ở mức 409 USD/m3-CIF.
Giá nhập khẩu gỗ sồi xẻ trung bình ở mức 465 USD/m3. Giá nhập khẩu gỗ sồi xẻ từ thị trường Mỹ trung bình ở mức 463 USD/m3-CIF. Giá nhập trung bình từ thị trường Pháp ở mức 402 USD/m3…
Nhìn chung nhập khẩu gỗ sồi của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với năm 2007, trừ thị trường Mỹ.
Năm 2008, Mỹ là nhà cung cấp gỗ sồi lớn nhất cho Việt Nam với thị phần 74% kim ngạch nhập khẩu chủng loại gỗ này, đạt 35,4 triệu USD với hơn 79 nghìn m3, tăng 19,6% về trị giá so với năm 2007 và tăng 18,6% về lượng. Giá nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường Mỹ trung bình ở mức 447 USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 3 USD/m3.
Lượng gỗ sồi nhập khẩu từ Đức giảm mạnh, năm 2008 lượng gỗ sồi nhập khẩu từ thị trường Đức đạt 9274 m3 với kim ngạch đạt 2,37 triệu USD, gảim 72,5% về lượng và giảm 70,9% về trị giá. Giá nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường Đức trung bình ở mức 256 USD/m3, tăng 6% so với cùng kỳ 2007.
Pháp là thị trường cung cấp lớn thứ 3 với 6,8 nghìn m3 kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 triệu USD, giảm 30,1% về lượng và giảm 30,9% về trị giá. Nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường Bỉ giảm 62,9% về lượng và giảm 45% về trị giá so với năm 2007.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập khẩu gỗ sồi từ thị trường Trung Quốc, Nga, Đài Loan…
Thị trường cung cấp gỗ sồi chính cho Việt Nam năm 2008
Thị trường | ĐVT | Lượng | Trị giá | Giá TB |
Mỹ | Kiện | 27 | 32.303 | 1.196 |
| M2 | 9.221 | 62.736 | 7 |
| M3 | 79.035 | 35.351.349 | 447 |
Mỹ tổng |
|
| 35.452.388 |
|
Đức | M3 | 9.274 | 2.377.002 | 256 |
Pháp | M2 | 90 | 36.881 |
|
| M3 | 6.770 | 2.208.954 |
|
Pháp tổng |
|
| 2.245.835 |
|
Bỉ | M3 | 6.374 | 1.799.945 | 282 |
Trung quốc | M3 | 1.393 | 1.126.312 | 809 |
| Tấm | 707.200 | 113.152 | 0,2 |
Trung Quốc tổng |
|
| 1.239.464 |
|
Nga | M3 | 1.443 | 589.571 | 409 |
| tấn | 231 | 97.184 | 421 |
Nga tổng |
|
| 686.755 |
|
Samoa | M3 | 1.439 | 673.755 | 468 |
Italia | M3 | 1.257 | 605.471 | 482 |
Đài Loan | M3 | 1.353 | 578.022 | 427 |
Đan Mạch | M3 | 1.421 | 370.586 | 261 |
Canada | M3 | 712 | 354.428 | 498 |
Romania | M3 | 757 | 341.147 | 451 |
Áo | M3 | 510 | 223.344 | 438 |
Ukraina | M2 | 28 | 9.240 | 330 |
| M3 | 594 | 196.779 | 331 |
Ukraina tổng |
| 622 | 206.019 | 331 |
(Theo Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com