Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá bông thế giới: Chỉ có tăng, không có giảm

Sau lúa mì, đến lượt giá bông lập kỷ lục trên thị trường thế giới. Giá bông tăng không chỉ có lợi cho các nước sản xuất lớn như Mỹ và Braxin mà còn mang lại cơ hội cho xuất khẩu của các nước Tây Phi.

Trong một năm rưỡi qua, giá bông kỳ hạn tại Niu Yoóc đã tăng gấp đôi, lên đến 0,91 USD (0,71 euro)/pound, so với 0,4 USD/pound trong tháng 3/2009.

Trái ngược với 2008 - năm nông sản đạt mức giá đỉnh điểm chủ yếu do đầu cơ và các nước tăng cường nhập khẩu, việc giá bông tăng xuất phát từ tình trạng mất cân đối cung-cầu. Theo ông Didier Mercier, tổng giám đốc công ty Copaco có trụ sở tại Pari, bông tăng giá là do sự thiếu hụt nguồn cung. Trong 5 năm qua, ngay cả khi nỗ lực tăng sản lượng, các nước sản xuất cũng không thể theo kịp nhu cầu ngày càng cao trên thế giới.

Các nước đang phát triển tiêu thụ bông nhiều nhất. Tuy nhiên, kho dự dữ của những nước này đang ở mức thấp nhất trong 13 năm qua. Trung Quốc, nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới, đã phải sử dụng kho dự trữ bông để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà máy sợi đang chạy hết công suất. Thách thức đối với Trung Quốc "công xưởng của thế giới" là vừa phải đảm bảo hàng dệt may cho xuất khẩu mà còn phải thỏa mãn thị trường tiêu dùng trong nước hiện đang phát triển bùng nổ.

Lũ lụt ở Pakixtan, nước sản xuất bông lớn thứ tư thế giới, đã làm cho thị trường thêm căng thẳng. Ông Benjamin Louvet, thuộc công ty Prim'Finance, cho biết 2 triệu kiện bông (một kiện = 225 kg) đã bị hỏng do lũ lụt, trong khi sản lượng vụ thu hoạch sắp tới có thể giảm 10%, tương đương 30 triệu tấn. Con số này chiếm 1/10 lượng bông được mua bán trên thị trường quốc tế. Vì thế, giá bông chỉ có tăng lên và không có dấu hiệu giảm xuống. Ông Didier Mercier dự báo không loại trừ tình huống xảy ra những đợt thiên tai khác, đặc biệt là ở miền nam nước Mỹ, một vùng sản xuất lớn thường xuyên bị bão.

Đối với người sản xuất, việc giá bông tăng trong những tháng gần đây là tin tốt lành. Ở Tây Phi, khu vực xuất khẩu đứng thứ 6 thế giới, nông dân trồng bông đang khấp khởi vui mừng. Bị ảnh hưởng kể từ đầu thập niên 2000 do sự cạnh tranh từ Mỹ, nước trợ cấp mạnh mẽ cho sản xuất trong lúc đồng USD yếu, sản lượng của các nước trong khu vực đồng franc CFA đã xuống đến mức thấp nhất trong vụ thu hoạch vừa qua, với 500.000 tấn sợi.

Chiếm 2,5% diện tích đất trồng toàn cầu, cây bông trở thành một trong những cây trồng quan trọng nhất sau ngũ cốc và đậu nành. Bông là một trong những cây trồng mũi nhọn ở những nước như Mali, Chat Burkina Faso. Tại Burkina Faso, hơn 3 triệu người sống trực tiếp hoặc gián tiếp bằng nguồn thu từ “vàng trắng”. Bông trắng chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu và cùng với các hoạt động liên kết như tách hạt, đóng gói, vận chuyển góp phần vào việc tạo ra hơn 25% GDP của Burkina Faso.

Các nhà sản xuất đã từng rời bỏ cây bông để chuyển sang trồng ngô hoặc hạt cải dầu sẽ lại quan tâm đến thứ "vàng trắng" này. Công ty Copaco đã ký một hợp đồng trị giá 466 triệu USD (349 triệu euro) với Trung Quốc về việc bán bông từ Senegal, Burkina Faso và Mali, với số lượng 240.000 tấn trong vòng ba năm.

(tamnhin)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo