Theo thông tin từ Hiệp hội mía đường Việt Nam, lượng đường tồn kho trong nước tính đến cuối tháng 7.2010 là 172.700 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 31.600 tấn,lượng đường các nhàmáy bán ra từ 15/6 đến 15/7 là 68.100 tấn, cao hơn cùng kỳ là 123.800 tấn
Trong hai tháng vừa qua, lượng đường bán ra của các nhà máy đã tăng 84.200 tấn so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do nhập khẩu đường từ Thái Lan về gặp khó khăn và giá đường thế giới cũng như trong nước hiện nay đang tăng, nên các đơn vị thương mại mua gom để dự trữ.
Cũng theo Hiệp hội mia đường, lượng đường quota nhập khẩu đợt một 200.000 tấn (cấp phép hồi đầu năm 2010), đến nay doanh nghiệp mới nhập về 102.000 tấn trong tổng số 150.000 tấn để phục vụ sản xuất và 41.800 tấn trong số 50.000 tấn để kinh doanh thương mại.
Doảnh hưởng của nắng hạn và thời tiết khô cằn, cây mía phát triển chậm, vì vậy theo dự tính vụ 2010 – 2011 sẽ phải sản xuất muộn khoảng 1 tháng so với kế hoạch nên lượng đường ở thời điểm chuyển vụ sẽ bị thiếu. Hiện nay, các Bộ ngành liên quan đã thống nhất trình Chính phủ xin cấp hạn ngạch bổ sung nhập khẩu đường trong năm 2010 với số lượng là 150.000 tấn. Trong đó 50.000 tấn để dự phòng và 100.000 tấn sẽ phân phối cho các đơn vị
Theo ghi nhận, giá đường thế giới có dấu hiệu giảm nhẹ vài ngày qua, do thông tin sản lượng đường của Brazil dự báo tăng 14% lên mức 37.5 triệu tấn. Hiện giá đường trắng giao tháng 10 chỉ xoay quanh mức 559.20 USD- 566.60 USD/tấn trên sàn Luân Đôn, thấp hơn 50 USD/tấn so với tháng 6. Tính ra, giá đường nhập về đến cảng Việt Nam, cộng thuế, cước vận chuyển chưa tới 14.000 đồng/kg. Thế nhưng, tại thị trường nội địa, đường bán lẻ vẫn đứng mức khá cao, từ 18.000-20.000 đồng/kg, còn tại nhà máy dao động 16.800-17.500 đồng/kg.
Vinanet
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com