Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhu cầu bao bì tại thị trường châu Phi đang tăng cao

Châu Phi- khu vực sản xuất hàng nông sản lớn của thế giới- hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu bao bì tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm tươi sống đã gây ra những thiệt hại lớn và làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu châu Phi.

Các nước châu Phi có thể tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chế biến thêm 30%, đơn giản bằng cách nâng cao chất lượng bao bì. Tại Tây Phi, trên tổng số 100 tỷ USD giá trị xuất khẩu mỗi năm, các doanh nghiệp bị thất thu khoảng 30 tỷ USD. Trung tâm Thương mại Quốc tế (CCI đặt tại Geneve) cho biết, những điểm yếu của ngành công nghiệp bao bì châu Phi (khu vực hạ Xahara) là thiếu cơ cấu ngành hàng, thiếu nhà sản xuất thiết bị, chưa xác định rõ các nhu cầu, không hiểu các tiêu chuẩn về đóng gói đang sử dụng tại những thị trường phát triển, thiếu các nhóm lợi ích chung và những trung tâm kỹ thuật (tiêu chuẩn hoá, đào tạo, kiểm nghiệm...).

Việc không đóng bao bì thích hợp ngay từ khâu thu hoạch gây ra những thiệt hại có thể lên tới 60% sản lượng trước khi sản phẩm đến địa điểm bán hàng đầu tiên. Tình trạng này còn xấu hơn hơn do quá trình vận chuyển: tại Côte d’ivoire, khoảng 5% chuối xuất khẩu đóng trong các thùng các-tông bị hao hụt do thay đổi nhiệt độ. Do thiếu vắng ngành công nghiệp bao bì địa phương nên các nước châu Phi phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu đắt đỏ, đã khiến cho giá thành sản phẩm bị đội lên. Tại Burkina Faso, bao bì chiếm trên 2/3 giá thành của một đồ uống làm từ trái cây.

Liên minh Hợp tác xã nông nghiệp miền tây Cameroun (Uccao) sản xuất 1.800 tấn cà phê trong đó 95% dành cho xuất khẩu (doanh thu 205 triệu USD). Nếu chi phí bao gói chiếm hơn 15% giá thành (bao đay Trung Quốc hay túi của Ấn Độ) thì doanh nghiệp muốn bán cà phê xay trực tiếp cho người tiêu dùng hơn vì như vậy có thể tăng lợi nhuận. Nhưng rất khó tìm thấy bao bì với những tiêu chuẩn phù hợp (có van) tại địa phương trong khi chi phí nhập khẩu lại quá đắt.

Trường hợp hạt điều của Côte d’ivoire là một ví dụ khác, 80% sản lượng điều thô được xuất sang Ấn Độ, mang lại 100 triệu euro mỗi năm cho Côte d’ivoire. Ấn Độ lại tái xuất điều chế biến sau khi bóc vỏ và đóng gói với lợi nhuận tăng từ 5-6 lần tức là Côte d’ivoire đã mất gần 500.000 euro. Do vậy, châu Phi rất quan tâm đến việc phát triển ngành công nghiệp bao bì và xu hướng tăng cường khả năng kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất bao bì nước ngoài trong đó có Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần đón bắt thời cơ vàng này.

(Thương vụ Việt Nam)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo