Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường cao su Châu Á tuần 1 – 7/6/2010: giá giảm hấp dẫn mua vào

 

* Khách hàng Trung Quốc tích cực mua cao su bởi giá rẻ

 * Các hãng sản xuất lốp xe có thể chờ đợi giá cao su RSS3 giảm xuống 3,50 USD/kg trước khi mua vào

Trung Quốc đang tích cực mua cao su kỳ hạn gần, và các nhà tiêu dùng khác cũng đang tích cực mua cao su trên thị trường physical sau khi giá giảm 5% trong tuần qua.

Đây là tuần giá giảm mạnh nhất kể từ ngày 7/5 bởi sản lượng cao su tại Thái Lan đã tăng trở lại và nhu cầu cao su tại Trung Quốc giảm bớt.

Giá dầu thô trượt dốc trong hai phiên liền giữa lúc nhà đầu tư lo sợ khủng hoảng nợ tại châu Âu sẽ lan rộng tác động tới thị trường hàng hoá toàn cầu. Bên cạnh đó, số việc làm mới tại Mỹ cũng không lạc quan lại càng tăng thêm khả năng nhu cầu năng lượng sẽ hồi phục chậm. Khủng hoảng tại châu Âu cũng khiến đồng euro liên tiếp giảm giá và chạm mức thấp nhất kể từ 11/2001 so với đồng yên.

Một khối lượng cao su TSR20 chưa xác định đã được bán trong ngày 7/6/2010 với giá 2,79 USD/kg, kỳ hạn giao tháng 8, và các thương gia cũng cho biết có nhiều hợp đồng cao su Việt Nam, Thái Lan, Indonexia và Malaysia được giao dịch trong tuần qua với giá khoảng 2,70 đến 3 USD/kg.

Một thương gia ở thành phố phía nam Thái Lan, Hat Yai, cho biết: “Khách hàng Trung Quốc vẫn mua cầm chừng bởi hầu hết họ chờ để mua cao su SIR20 và SMR20. Có tin 2 loại cao su này tuần qua được giao dịch ở mức giá 2,92 USD/kg”. Đó là các loại cao su Indonexia và Malaysia.

Không có hợp đồng cao su RSS3 nào được giao dịch trong tuần qua, song các thương gia cho biết các hãng sản xuất lốp xe như Bridgestone Corp và Michelin có thể quay trở lại thị trường nếu loại cao su này giảm giá xuống 3,5 USD/kg.

Cao su RSS3 hợp đồng tham khảo được chào giá 3,60 USD/kg vào ngày 7/6/2010, giảm so với 3,80 USD một tuần trước đó, và giảm hơn nhiều so với mức kỷ lục cao 4,10 USD/kg hồi giữa tháng 4, do giá kỳ hạn tại Tokyo giảm và nguồn cung dần được cải thiện.

Hợp đồng kỳ hạn tháng 11 – được giao dịch nhiều nhất – tại Tokyo – hiện giảm giá xuống mức thấp nhất kể từ hơn 2 tuần nay sau khi các nhà đầu tư bán những tài sản rủi ro trong đó có hàng hoá bởi lo ngại về vấn đề nợ của khu vực đồng Euro.

Giá cao su tự nhiên giao kỳ hạn tháng 11 tại Tokyo ngày 7/6/2010 có lúc giảm 6,5% xuống còn 256 yen/kg (2.809 USD/tấn), thấp nhất kể từ 21/5. Kết thúc giao dịch, giá giảm 16,6 yen, tương đương giảm 6,1% và thiết lập mức trung bình 257,3 yen/kg.

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo giảm gây áp lực lên giá physical tại Đông Nam Á, song các thương gia dự kiến lượng mua từ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là Trung Quốc và các hãng sản xuất lốp xe sẽ hỗ trợ một phần cho giá tăng lên.

Dự trữ cao su của Trung Quốc đã giảm dần kể từ tháng 2 bởi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng hàng dự trữ trong nước khi thấy giá quá cao. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy khách hàng Trung Quốc sẽ khôi phục dự trữ hàng.

Dự trữ cao su tại các kho ở Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 12% so với một tuần trước đây.

Tại Thượng hải, cao su kỳ hạn tháng 9 giá hiện ở mức 20.630 NDT (3.020 USD)/tấn.

Ngày 4/6/2010, giá cao su SMR20 giao dịch ở mức 2,90 USD/kg, cao su STR20 giá 3,03 USD/kg, và cao su SVR10 giá 2,70 USD/kg. Cao su SIR20 vững ở mức khoảng 131,75 US cent đến 132,5 U.S cent/lb.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, giá cao su RSS3, FOB, kỳ hạn tháng 7, hiện ở mức 117,1 Baht/kg. Ngày 27/4, giá đã từng lập kỷ lục cao 130,55 Baht/kg. Thái Lan có thể tăng thuế xuất khẩu cao su thiên nhiên để khích lệ ngành chế biến và ổn định giá nội địa.

Theo Hiệp hội cao su Thái Lan, giá cao su tự nhiên của Thái Lan có thể giảm khi nguồn cung tăng trở lại trong tháng này. Sản lượng cao su trong hai tháng 6 và 7 có thể vượt 200 tấn mỗi tháng, tăng 30% so với thời điểm tháng 4 và 5. Sản lượng cao su năm nay của Thái có thể ở mức 3,2 triệu tấn.

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo có thể vững ở gần mức kháng cự 300 Yên trong tháng 6 này do nhu cầu vững. Tuy nhiên, xu hướng giá tăng có thể bị hạn chế bởi triển vọng nguồn cung tăng tại các nước sản xuất.

Kết quả cuộc điều tra do hãng tin Reuters tiến hành cho thấy 10 nhà kinh tế có uy tín dự báo giá cao su kỳ hạn tháng 11/2010 tại Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (TOCOM) vào thời điểm cuối tháng 6 tới sẽ ở mức 290 Yên (3,14 USD)/kg, cao hơn so với 285,1 yen/kg cuối tháng 5/2010. Nếu thời tiết bình thường thì nguồn cung sẽ trở lại bình thường vào tháng 6. Dự báo giá cao su kỳ hạn tại TOCOM sẽ giảm hơn nữa xuống 280 Yên/kg vào tháng 7.

Đối với giá giao ngay, cao su RSS3 của Thái Lan dự kiến sẽ giảm giá xuống mức 3,35 USD/kg vào cuối tháng 6, so với 3,75 USD/kg hồi cuối tháng 5. Giá cao su SMR20 kỳ hạn tại Malaysia dự kiến sẽ giảm xuống 2,88 USD/kg, so với 3 USD/kg cuối tháng 5, trong khi cao su SIR20 của Indonexia có thể sẽ giảm xuống 2,80 USD/kg so với 2,99 USD cuối tháng 5.

Mặc dù lượng mua từ Trung Quốc – khách hàng chính – đã giúp ngăn chặn giá giảm, các thương gia cho biết triển vọng nhu cầu cao su kỳ hạn sẽ không cao do lo ngại bong bóng bất động sản có thể ảnh hưởng xấu tới toàn ngành kinh tế nước này, và sẽ ảnh hưởng xấu tới giá cao su.

Do không chắc chắn về nhu cầu, nguồn cung dự kiến sẽ tăng mạnh vào tháng 6 và tháng 7 và chắc chắn sẽ ảnh hưởng hơn nữa tới giá.

Giá cao su thiên nhiên ngày 7/6/2010:
 
Loại/kỳ hạn
Giá 7/6
So với 4/6
Tokyo, T11
261,2 yen/kg
 
 Thai RSS3 (T7)
3,60 USD/kg
 -0,05
 Thai STR20 (T7)
 3,00 USD/kg
 0
 Malaysia SMR20 (T7)
 2,90 USD/kg
 -0,05
 Indonesia SIR20 (T7)
1,30/lb
-0,02
 Thai USS3
 110 baht/kg
 -2 baht
 Thai 60-percent latex (drums, T7)
 2,150 USD/tấn
-50
 Thai 60-percent latex (bulk, T7)
2,050 USD/tấn
-50
 
(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo