Giá cao su thiên nhiên kỳ hạn trên thị trường Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần nay, do các nhà đầu tư thận trọng hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu sau những số liệu kinh tế bi quan về Mỹ, trong khi đồng Yên tăng giá làm cho các hàng hoá giao dịch bằng đồng tiền này trở nên kém hấp dẫn.
Giá cao su giảm 5 ngày liên tiếp do giá dâu thô tiếp tục trượt dốc, giảm sức hấp dẫn của cao su tự nhiên.
Giá dầu, giá kim loại cơ bản và thị trường chứng khoán cũng hạ sau khi tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc chững lại. Bên cạnh đó, có khả năng Moody có khả năng tiếp tục hạ xếp hạn tín dụng của Tây Ban Nha.
Trên thị trường Tokyo sáng 2/7/2010, giá cao su kỳ hạn tháng 12 giảm 2,6 Yên hay 1% xuống 262,1 yen/kg.
Có lúc, hợp đồng này đã giảm xuống mức giá chỉ 260,3 Yên/kg, giá tham chiếu thấp nhất kể từ ngày 10/6/2010.
Giá cao su đã giảm 12,7% trong quý 2. Đây cũng là quý giảm đầu tiên kể từ năm 2008.
Ngày 28/6/2010, giá cao su thiên nhiên đã lập kỷ lục cao của 1 tháng do lạc quan rằng Trung Quốc và Nhật bản sẽ sớm mua để dự trữ trong bối cảnh lo ngại rằng mưa ở miền Nam.
Đồng Euro duy trì ở mức cao nhất gần 5 tuần so với USD trong ngày 2/7/2010 do các nhà đầu tư mua vào trước khi có báo cáo về số liệu việc làm của Mỹ.
So với Yên, USD vững ở mức giá 87 Yên. Đồng USD đã từng giảm xuống dưới 87 Yên – mức thấp nhất 7 tháng.
Sản lượng cao su Ấn Độ trong tháng 6 tăng 5,1%, đạt 57.000 tấn do hoạt động thu hoạch tăng, trong khi tiêu thụ tăng 1,1% đạt 75.000 tấn do nhu cầu vững từ các hãng sản xuất lốp xe.
Giá cao su giao tháng 11 tại Thượng Hải giảm 1,9% xuống còn 21.175 NDT (3.121 USD/tấn).
Nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Trung Quốc trong tháng 5/2010 đã giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái cũng như so với tháng trước đó, xuống 90.000 tấn.
Nhập khẩu cao su hỗn hợp - chủ yếu làm từ cao su thiên nhiên – có thể đang làm giảm nhập khẩu cao su thiên nhiên ở nước này sau khi họ miễn thuế nhập khẩu từ một số nước Châu Á, gồm cả những nước sản xuất lớn nhất thế giới.
Mặc dù nhập khẩu trong tháng 5 giảm, nhập trong 5 tháng đầu năm nay vẫn cao hơn 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 720.000 tấn.
Theo Hiệp hội Ô tô Ấn Độ (Siam), ngành xe khách nước này đã tăng trưởng 35% trong tháng 5, mức tăng cao nhất từ trước tới nay, đạt 190.575 chiếc so với 141.145 chiếc tháng 5 năm ngoái. Toàn ngành ô tô đã tăng trưởng kỷ lục 30% trong tháng vừa qua, đạt 1.208.851 chiếc, so với 929.917 chiếc tháng 5 năm ngoái.
Giá lốp xe tại Ấn Độ đã tăng 4 – 7% trong tháng 1 và tăng 3 – 4% trong tháng 5.
Trong khi đó tại Việt Nam, bán xe khách đã tăng 7% trong tháng 5 so với cùng tháng năm ngoái, đạt 9.386 chiếc, trong đó bán xe nội tăng mạnh nhất.
Thuế xuất khẩu cao su thiên nhiên từ Thái Lan, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, có thể sẽ tăng để khích lệ ngành chế biến và ổn định giá nội địa, theo thoả thuận quốc tế.
Nếu kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ sớm tăng dự trữ do cả dự trữ ở cả Tokyo và Thượng Hải đều đang ở mức thấp. điều này đã đẩy giá cao su tăng. Dự trữ của Nhật giảm 12,1% xuống còn 3.563 tấn trong khi của Trung Quốc ở mức 16.441 tấn, giảm 1.440 tấn, thấp nhất kể từ 2003.
Theo dự báo của Tập đoàn cao su quôc tế, sản lượng cao su toàn cầu có thể đạt 9,7 triệu tấn đến 10,2 triệu tấn trong năm nay do thời tiết khắc nghiệt tại một số nước như Thái Lan và Indonesia khiến sản lượng giảm, thấp hơn so với dự báo 10,1 triệu tấn đến 10,6 triệu tấn vào 17/3.
Nhu cầu cao su có thể tăng 4,4% trong năm nay lên 9,8 triệu tấn dựa trên điều chỉnh từ hồi phục kinh tế chậm. Dự báo trước (trong tháng 3) dừng ở con số 1Giá cao su tiếp tục tăng lên mức cao trong một tuần do Nhật Bản và Trung Quốc sẽ sớm tăng dự trữ.
Bên cạnh đó, mưa lớn ở miền Nam thái Lan lại khiến nguồn cung không tăng mạnh như dự đoán.
Giá cao su thế giới ngày 2/7/2010:
Loại | Giá | |
Thai RSS3 (T8/10) | 3,58 USD/kg | 0 |
Thai STR20 (T8/10) | 2,98 USD/kg | 0 |
Malaysia SMR20 (T8/10) | 2,85 USD/kg | 0 |
Indonesia SIR20 (T8/10) | 1,30 USD/lb | 0 |
Thai USS3 | 109 baht/kg | 0 |
Thai 60-percent latex (drum/ T8/10) | 2,150 USD/tấn | 0 |
Thai 60-percent latex (bulk/ T8/10) | 2,050 USD/tấn | 0 |
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com