Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường điện tử thế giới năm 2009 và dự báo 2010

Suy thoái kinh tế đã tác động nặng nề tới thị trường đồ điện tử thế giới nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu hồi phục chỉ bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2009, nhưng đà hồi phục khá mạnh mẽ. Triển vọng thị trường điện tử năm 2010 sẽ rất khả quan.

Nhiều công ty bán dẫn và linh kiện bán dẫn đã cắt giảm mạnh chi phí sản xuất, nhằm vực giá tăng lên.

Theo hãng nghiên cứu thị trường điện tử, IC Insights, năm 2009, chi phí vốn của các công ty bán dẫn sẽ giảm 40% xuống chỉ 26,1 tỷ USD, so với 43,3 tỷ USD năm 2008. Intel, hãng bán dẫn lớn nhất thế giới, sẽ chỉ cắt giảm chi phí vốn khoảng 2% xuốgn 5,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Samsung, hãng sản xuất DRAM hàng đầu thế giới, sẽ cắt giảm chi phí vốn khoảng 33% - 45%. Công ty cung cấp bộ nhớ Memory IC supplier Micron thậm chí cắt giảm 74% chi phí vốn, từ 2,3 tỷ USD năm 2008 xuống chỉ khoảng 600 triệu USD năm 2009.

Các hãng sản xuất DRAM cắt giảm chi phí vốn nhiều nhất, do giá DRAM giảm mạnh suốt từ năm 2007 tới đầu năm 2009. Theo tính toán của Bill McClean, chủ tịch IC Insights, tổng chi phí vốn của các hãng sản xuất DRAM năm vừa qua chỉ khoảng 4,2 tỷ USD, trong khi chỉ 2 năm trước, con số vốn của họ lên tới 18,7 tỷ USD, tức là chỉ bằng 20% của năm 2007. Mặc dù giá tăng, thị trường DRAM nhìn chung sẽ vẫn giảm trong năm 2009 so với năm trước, với mức giảm khoảng 16%, từ 25,7 tỷ USD xuống 18,6 tỷ USD. Nguyên nhân bởi sự ế ẩm trong những tháng đầu năm.

Bởi các nhà cung cấp DRAM mạnh tay cắt giảm chi phí, nhu cầu và giá các sản phẩm này đã hồi phục trở lại, và xu hướng này sẽ mạnh dần lên vào năm 2010 và 2011. Theo hãng nghiên cứu thị trường IC Insights, giá DRAM trong quý I/2009 ở mức trung bình 1,27 USD, đã tăng lên 1,44 USD vào quý II, tiếp tục tăng lên khoảng 1,63 USD, và 1,73 USD vào quý IV/2009. Tính chung trong cả năm 2009, giá DRAM trung bình ở mức 1,54 USD, vẫn thấp hơn so với mức 1,83 USD của năm 2008. Dự báo giá DRAM sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2010. Với thẻ nhớ flash memory, chi phí sản xuất cho loại sản phẩm này năm 2007 đạt 13,6 tỷ USD, song đến năm 2009 chỉ còn lại 3 tỷ USD. Nhu cầu thẻ nhớ NAND dự báo sẽ tăng 50% trong vài năm tới. Tuy nhiên hiện tại, giá NAND năm 2009 không thay đổi nhiều so với năm 2008. IC Insights cho biến giá NAND trung bình trong quý I năm vừa qua là 3,29 USD, và đến quý IV vẫn khoảng 3,25 USD. Trong quý I năm 2009, giá bộ vi xử lý trung bình là 67,23 USD, song đến quý IV mức 63,46 USD. Một trong những nguyên nhân chính là do nhu cầu tăng đối với những bộ vi xử lý giá rẻ như loại Atom của Intel sử dụng trong netbook. Những loại vi xử lý đó không có nhiều chức năng, nhưng bù lại giá thành rẻ, gọn nhẹ và có thị phần tăng mạnh trên thị trường máy vi tính. Giá bộ vi điều khiển (MCU) cũng giảm, từ mức trung bình 1,17 USD trong quý I/2009 xuống chỉ 1,01 USD vào quý IV.

Tuy nhiên, tác động của biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất chưa rõ rệt. Mặc dù giá nhiều sản phẩm đã tăng trở lại kể từ quý II năm ngoái, song nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục giảm giá do nguồn cung dư thừa. Tính chung trong cả năm 2009, giá vi mạch ước tính giảm khoảng 2% - 3% so với năm trước đó. Với con chip, nhu cầu tăng và nguồn cung giảm do việc cắt giảm chi phí sẽ đẩy giá tăng 5% trong năm 2010. Tuy nhiên, không phải giá chip nào cũng tăng. Một số loai sẽ ổn định, thậm chí tiếp tục giảm.

Giai đoạn khó khăn nhất rồi cũng qua đi. Các nhà sản xuất DRAM đang hy vọng về một tương lai sán lạn trong năm 2010 và 2011, khi bức tranh của thị trường sẽ hoàn toàn khác. Nhu cầu tăng trở lại, nguồn cung trở nên khan hiếm, và giá đối với hầu hết các sản phẩm sẽ tăng lên, do chương trình cắt giảm sản lượng năm 2009 bắt đầu có hiệu quả. Nhu cầu DRAM sẽ tăng lên bởi những PC tiêu thụ chắc chắn sẽ cần dung lượng bộ nhớ lớn hơn, khi chuyển đổi sang hệ điều hành mới của Microsoft. Ngoài ra, nhu cầu tăng cũng vì ngày càng nhiều PC đòi hỏi sử dụng hệ điều hành Windows 7 của Microsoft. Các hệ điều hành mới thường đòi hỏi gia tăng bộ nhớ hơn so với những hệ điều hành cũ. Đó cũng là lý do khiến người tiêu dùng chuyển sang dùng những DRAM có dung lượng lớn hơn, như 2 gigabit (Gb) dù giá cao hơn. Dự báo nhu cầu và giá DRAM trung bình sẽ tăng lên 1,71 USD trong năm 2010. Thị trường DRAM nửa cuối năm 2010 sẽ rất thuận lợi, với nhu cầu và giá đều tăng rất mạnh. Nhu cầu tiêu thụ netbook tăng lên cũng sẽ khiến các nhà sản xuất DRAM tăng sản lượng những linh kiện thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đối với những máy tính nhẹ hơn, và ngày càng phổ biến những người tiêu dùng sở hữu hơn một máy tính.

(Vinanet)

Vinanet

  • Doanh số bán máy tính trên toàn cầu tăng 27%
  • Cao su theo bước thị trường hàng hóa giảm giá
  • Dầu thô nối tiếp đà giảm
  • Dầu trượt giảm trước sức mạnh của đồng USD
  • Giá dầu sẽ dao động gần mức 80 USD mỗi thùng
  • Xuất khẩu khu vực phía Nam đang đối mặt với nhiều thách thức!
  • Giá dầu tăng ngày thứ 2 nhờ tin khả quan từ phía Mỹ
  • Thị trường dầu thô nóng trở lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo