Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường đường thế giới năm 2009 và dự báo 2010

  

Đường nằm trong số những sản phẩm có giá tăng mạnh nhất trong năm 2009, tăng gần 130%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 29 năm. Tại New York, giá đường thô chốt năm ở mức 26,77 US cent/lb, tăng 127% so với một năm trước đó và tăng 341% so với 10 năm trước đó. Tại London, giá đường trắng chốt năm ở 705 USD/tấn, tăng 120% so theo năm, và tăng 301% so theo thập kỷ.

Việc Ấn Độ chuyển từ nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới sang thiếu cung trầm trọng trong năm qua và thời tiết xấu ở Brazil là nguyên nhân chính đẩy giá tăng mạnh.

Tại Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới , vụ thu hoạch mía chậm lại đã hạn chế công suất của các nhà máy chế biến đường thô. Ngoài ra, do giá cao nên lượng đường thô nhập khẩu không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu đường trong năm thứ hai liên tiếp do sản lượng giảm, xuống mức 15 triệu tấn trong niên vụ 2008/09 (vừa kết thúc vào tháng 9), so với 26,3 triệu tấn của niên vụ trước. Chính phủ nước này đã kéo dài thời hạn miễn thuế nhập khẩu đường trắng tới ngày 31/3/2010 (trước đây dự định là chỉ tới ngày 30/11/2009). Thời hạn miễn thuế nhập khẩu đường thô cũng được kéo dài từ ngày 31/3/2010 đến ngày 31/12/2010. Sản lượng trong niên vụ 2009/10 ở Ấn Độ dự báo cũng sẽ chỉ tăng nhẹ, lên khoảng 16 – 17 triệu tấn.

Việc thiếu cung từ Ấn Độ và một số nước khác khiến cho xuất khẩu tăng từ Brazil cũng không đủ bù đắp được. Trong tháng 11/2009, Brazil đã xuất khẩu kỷ lục 1,022 tỷ USD đường, tăng 18,9% so với tháng 10 và tăng 76% so với cùng tháng năm ngoái. Khối lượng đường xuất khẩu của Brazil trong tháng cũng tăng10% so theo tháng và tăng 26,8% so theo năm.

Hãng phân tích F.O. Licht dự đoán tiêu thụ đường thế giới sẽ tăng 2,6% lên 165,4 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ ngày 1/10/2009 và là năm thứ hai liên tiếp cầu vượt cung.

Trong tháng 1/2010, giá đường tăng mạnh, lập kỷ lục cao của 3 thập kỷ nay là 30,4 US cent/lb, vào ngày 1/2/2010 do dự báo tình hình thiếu cung thêm trầm trọng. Tuy nhiên, chỉ trong hai tháng tiếp theo đó, giá  giảm một nửa do các nhà đầu tư xả hàng ra khi thấy có dấu hiệu sản lượng ở Brazil và Ấn Độ - hai nước sản xuất đường hàng đầu thế giới – được cải thiện. Song dự báo giá đường thế giới sẽ ổn định trở lại, khi nhu cầu nhập khẩu tăng lên vượt cung. Theo Cục Mía Đường Thái Lan, giá đường sẽ vững ở mức khoảng 17 – 18 US cent/lb bởi thị trường đường sắp trở nên thiếu hụt. Thiếu cung trên toàn cầu sẽ giảm xuống vào cuối niên vụ này.

Một trong những yếu tố cho thấy giá sẽ không giảm nữa là việc hạn hán ở Trung Quốc và Ấn Độ có thể gây thiệt hại nặng nề tới vụ mía đường ở các nước này, trong khi nhu cầu vẫn tương đối ổn định.

Theo Cục trưởng Cục Mía Đường Thái Lan, Prasert Tapaneeyangkul, tình trạng thiếu cung đường chưa thể chấm dứt trong năm nay, mà sẽ tiếp tục kéo dài tới 2011, bởi Ấn Độ còn thiếu cung khoảng 4 – 5 triệu tấn. Thị trường đường thế giới niên vụ 2010/11 sẽ thiếu hụt khoảng 7 – 8 triệu tấn, so với 9 triệu tấn vụ 2009/10.

Cùng chung quan điểm với ông Prasert, chủ tịch Tổng Công ty Mía đường Thái Lan cho rằng cung đường thế giới sẽ chưa đáp ứng đủ cầu, và giá cùng lắm sẽ chỉ giảm xuống mức 16 US cent/lb.

Sản lượng mía Thái Lan, một trong những nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới, có thể sẽ giảm 4% so với dự báo do hạn hán trầm trọng. Thái Lan sẽ chỉ thu hoạch tối đa 71 triệu tấn mía trong niên vụ bắt đầu từ tháng 11/2010, thấp hơn con số 73 triệu tấn đưa ra trước đây. Sản lượng niên vụ hiện tại có thể chỉ đạt 69 triệu tấn, tương đương 6,8 triệu tấn đường.

Sản lượng đường thế giới có thể sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2010 nhờ thời tiết thuận lợi, và được kích thích bởi giá tăng.

Ấn Độ cũng đang gặp phải vấn đề thời tiết tương tự như Thái Lan, bởi các cánh đồng mía cũng phụ thuộc vào nước mưa.

Theo dự báo gần đây nhất, sản lượng đường Ấn Độ - thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ vượt 17 triệu tấn trong năm kết thúc vào ngày 30/9/2010, nhờ diện tích trồng mía được mở rộng sau khi giá tăng gấp đôi trong năm vừa qua. Sản lượng tăng từ Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ làm giảm nhu cầu mua đường từ nước ngoài. Tuy nhiên, thời tiết xấu có thể sẽ khiến dự báo này trở nên thiếu chính xác.

Tại các tỉnh Tây Nam Trung Quốc đang xảy ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng một thế kỷ qua, đặc biệt tại các vùng từ khu tự trị Choang - Quảng Tây tới các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh – khu vực trồng mía và cao su lớn nhất Trung Quốc. Sản lượng đường của Quảng Tây – khu vực sản xuất đường lớn nhất Trung Quốc - sẽ giảm khoảng 300.000 tấn so với 7,63 triệu tấn vụ 2008. Quảng Tây góp 60% vào sảnlượng đường Trung Quốc.

Triển vọng thị trường đường năm nay sẽ phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Kinh tế thế giới hồi phục sẽ nâng mức cầu tăng dần. Nếu khô hạn kéo dài thị trường đường sẽ lại lâm vào tình trạng thiếu cung lớn.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo