Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường ngũ cốc thế giới sáng 18/8/2010: giá hồi phục nhẹ

Giá lúa mì tăng lần đầu tiên trong vòng 4 phiên giao dịch vào sáng nay, 18/8, sau khi Ucraina, nước xuất khẩu lớn thứ 2 trong khối Liên xô cũ, thông báo có thể sẽ hạn chế xuất khẩu loại ngũ cốc này. Trước đó, Nga đã hạn chế mậu dịch ngũ cốc.

Sáng 18/8, lúa mì kỳ hạn tháng 12 giá tăng 0,9% đạt 6,8975 USD/bushel tại Chicago.

Bộ trưởng Nông nghiệp Ucraina, Mykola Prysyazhnyuk cho biết Nga chắc chắn sẽ đặt hạn ngạch xuất khẩu lúa mì ở mức 1,5 triệu tấn trong khoảng thời gian từ 1/9 tới 31/12 để ngăn giá trong nước tăng lên.

Hạn hán và cháy rừng ở khu vực Biển Đen đã phá huỷ mùa màng, gây lo ngại thiếu lương thực. Năm ngoái, Ucraina xuất khẩu 5 triệu tấn lúa mì.

Trong khoảng từ 1/7 đến 16/8 năm nay, Ucraina đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ucraina sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn trong năm bắt đầu từ 1/7, so với 9,3 triệu tấn năm ngoái.

Trong suốt 4 phiên giao dịch vừa qua, giá lúa mì liên tục giảm. Lúc đóng cửa phiên 17/8, lúa mì giảm xuống mức giá thấp nhất 2 tuần rưỡi, bởi các nhà đầu tư bán kiếm lời sau khi giá tăng vọt lên mức cao nhất 2 năm.

Đậu tương và ngô không theo xu hướng giảm giá như lúa mì bởi lo ngại thời tiết nóng sẽ gây thiệt hại cho vụ mùa của Mỹ.

Lúc đóng cửa phiên giao dịch 17/8, giá ngô kỳ hạn tháng 9 tăng 7-1/2 cents đạt 4,14-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương cùng kỳ hạn giá tăng 11-1/4 cents lên 10,45-1/4 USD/bushel.

Ngô đã vững giá trong suốt tuần qua mặc dù lúa mì giảm 23% khỏi mức đỉnh cao gần đây là 8,41 USD.

Việc một số khách hàng mua lúa mì cũng không hỗ trợ giá tăng lên nhiều. Ai Cập hôm qua đã mua 55.000 tấn lúa mì đỏ cứng vụ đông của Mỹ, kỳ hạn tháng 9.

Triển vọng nhu cầu ngô chăn nuôi sẽ tăng lên bởi nguồn cung lúa mì khan hiếm. Điều này sẽ hậu thuẫn giá ngô tiếp tục vững. Nhu cầu mạnh từ Trung Quốc cũng sẽ hậu thuẫn giá đậu tương.

Còn trên thị trường lúa gạo, giá gạo tại Chicago lúc đóng cửa phiên 17/8 tăng trở lại sau khi giảm vào phiên trước đó bởi triển vọng nguồn cung khan hiếm. Gạo kỳ hạn tháng 9 giá tăng 5 1/2 cents, hay 0,5%, đạt 10,90 ½ USD/100 lb.

Theo nguồn tin Bloomberg, sản lượng gạo Ấn Độ, nước trồng lúa lớn thứ 2 thế giới, có thể đạt kỷ lục cao trong năm nay bởi diện tích trồng tăng mặc dù miền đông bị khô hạn.

Dự báo sản lượng sẽ đạt 100 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 6/2011, so với 89,3 triệu tấn niên vụ trước.

Tháng 12 năm ngoái giá gạo đã tăng lên 16,27 USD/100 lb, so với mức 11,17 USD hiện nay, do lo ngại Ấn Độ có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lần đầu tiên sau 2 thập kỷ, và Philippine tăng mạnh nhập khẩu sau bão.

Theo FAO, gần 700.000 hécta lúa ở Pakistan đang bị ngập trong lũ. Pakistan được dự kiến là sẽ xuất khẩu 3,8 triệu tấn gạo trong năm nay, chiếm khoảng 10% tổng xuất khẩu gạo toàn cầu (30,4 triệu tấn).

Tại Trung quốc,  sản lượng lúa sớm có thể cũng sẽ giảm 2,4% so với năm ngoái, tương đương 800.000 tấn, do lũ lụt. Tổng sản lwongj có thể sẽ vẫn tăng 0,8% lên 196,6 triệu tấn bởi vụ giữa và vụ cuối sẽ tăng sản lượng bù lại cho vụ sớm.

NET    PCT     YTD

CHG    CHG     CHG

 ĐVTGiá 17/8So với 16/7So với 16/7 (%)So với 1 năm trước
CBOT –ngôUS cent/bushel414,75 7,50 1,8%0,1%
CBOT - đậu tươngUS cent/bushel1045,2511,25 1,1%0,5%
CBOT – khô đậu tươngUSD/tấn306,50 4,30 1,4% -2,4%
CBOT - dầu đậu tươngUS cent/lb 41,59 0,14 0,3%3,1%
CBOT – lúa mìUS cent/bushel 651,00 -12,75-1,9% 20,2%
CBOT - gạoUS cent/100 lb 1090,50 5,50 0,5%-25,1%
EU – lúa mìEuro/tấn 205,50-6,50-3,1% 56,9%
Dow Jones 10,453151 1,5%0,2%
Euro/dollar 1,2883 0,0061 0,5%-10,0%
Dollar Index 82,2010-0,3320-0,4%5,6%
Cước phí vận tải biển Baltic  2515 27 1,1%-16,3%

 (Vinanet)

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo