Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường thép thế giới tuần kết thúc ngày 28/5/2010

Giá thép Trung Quốc biến động trái chiều; Giá thép không gỉ tại Hàn Quốc sẽ giảm trong tháng 6; Nga sẵn sàng chấp nhận giá thép dùng trong ngành ôtô tăng tới 17%.

Giá thép trên thị trường châu Á biến động trái chiều trong tuần này bởi nỗi lo nhu cầu sẽ giảm trong dài hạn khi giá nhà đất giảm và thông tin chính phủ có thể sẽ giảm bồi hoàn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm thép tấm.

Giá thép xây dựng tại Thượng Hải đã giảm 11% kể từ giữa tháng 4 tới giữa tháng 5, nhưng đã tăng 1,3% trong tuần này lên 3.860 – 3.880 NDT/tấn, tương đương 565,2 USD/tấn. Giá thép thanh vằn (cốt thép) trên thị trường kỳ hạn, loại giao sau 3 tháng, trong khi đó giảm 1,1% xuống 4.270 NDT/tấn.

Một thương nhân tại Bắc Kinh cho biết “Chúng tôi không có nhiều nguyên liệu sẵn kể từ khi các thoả thuận về giá quặng gặp khó khăn gần đây. Tôi có linh cảm rằng giá thép sẽ tiếp tục giảm bởi nhu cầu yếu”.

Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ có các hành động tiếp theo nhằm kiểm soát lĩnh vực bất động sản trong vài tháng tới, làm gia tăng nỗi lo nhu cầu sản phẩm thép sẽ giảm.

Trong tuần này, một số tờ báo đưa tin chính phủ Trung Quốc có thể sẽ xoá bỏ hoặc giảm bồi hoàn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm thép tấm. Bất chấp Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc ngay sau đó đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này, thị trường vẫn lo ngại ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2008 trong tháng 4 năm nay, cho thấy ngành đã hồi phục mạnh mẽ từ đại suy thoái kinh tế.

Các thương nhân cho biết, xuất khẩu đã tăng so với năm trước, nhưng vẫn chưa đạt mức cao của năm 2007. Nếu việc cắt giảm bồi hoàn thuế xuất khẩu là sự thực thì nhu cầu xuất khẩu thép Trung Quốc sẽ rất yếu do giá kém cạnh tranh hơn, và điều này sẽ kìm hãm đà tăng sản lượng của quốc gia sản xuất thép số 1 thế giới. “Chúng tôi sẽ không xuất khẩu tất cả khối lượng thép nếu điều này là sự thực”, một thương nhân tại Bắc Kinh nói.

Trong khi đó, Hiệp hội Sắt Thép lên tiếng, chính phủ chỉ đang cố gắng hạn chế những thiệt hại trong mậu dịch thép bán thành phẩm qua việc đóng cửa các nhà máy thép quá cũ mà thôi. Theo ước tính sơ bộ, công suất quá cũ của 8,25 triệu tấn thép và 30 triệu tấn quặng sắt sẽ bị đóng cửa trong năm nay theo như kế hoạch của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin.

Tại Hàn Quốc, công ty thép lớn nhất nước này là Posco, đồng thời là nhà sản xuất thép lớn thứ 4 thế giới, cho biết sẽ giảm giá các sản phẩm thép không gỉ trong tháng 6 năm nay sau 4 tháng tăng liên tiếp. Cụ thể là, Posco sẽ giảm 200.000 won đối với mỗi tấn thép không gỉ cuốn nguội, do giá niken giảm. Trong tháng 5, giá niken đã giảm 20%.

Trong tháng 4, Posco đã tăng giá sản phẩm thép không gỉ tháng thứ 4 liên tiếp do giá nguyên liệu thô leo thang, giá thép cuốn nóng tháng 5 đứng ở 3,85 triệu won/tấn, và thép cuốn nguội là 4,12 triệu won/tấn.

Tại Nga, các nhà sản xuất ôtô nước này cho biết đã sẵn sàng chấp nhận việc giá thép tăng theo như sắp xếp của chính phủ. Giá thép dùng trong ôtô được chấp thuận sẽ tăng trung bình 17% tuỳ thuộc từng loại.

Còn tại Ukraina, sản lượng thép của nước này dự kiến sẽ đạt 32 – 33 triệu tấn trong năm nay, so với 31,5 triệu tấn của năm ngoái.

 (Vinanet - N.H ) 

  • Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới ngày 27/5/2010
  • Dầu thô ấn định tuần tăng giá
  • Nhu cầu đồng của Trung Quốc có thể tăng 12% trong năm nay
  • Thị trường chè thế giới tuần kết thúc ngày 28/5/2010
  • Dầu tăng phiên thứ 2, đồng dollar giảm kích thích nhu cầu tăng
  • Giá dầu trượt mạnh
  • Báo cáo trữ lượng giảm kéo giá dầu hồi phục
  • Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới ngày 25/5/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo