Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường thép và phôi thép thế giới tuần kết thúc ngày 24/5/2010

Giá phôi thấp nhất 15 tuần; Giá thép giảm 4,5%; giá quặng giảm 10%.

Giá phôi thép tại Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Đen giảm trong tuần qua do người mua vẫn đứng ngoài thị trường, gây sức ép lên giá. Bên cạnh đó, nỗi lo vấn đề nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng khiến nhà đầu tư và các thương nhân ngần ngại giao dịch.

Sự sụt giảm của giá các nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt và thép phế liệu, cùng sự đi xuống của giá thép Trung Quốc cũng gây sức ép lớn lên thị trường phôi, khi giá đã giảm 24% từ quanh 650 USD/tấn hồi giữa tháng 4.

Ngoài ra, chính sách thắt chặt tín dụng tại quốc gia tiêu thụ thép số 1 thế giới là Trung Quốc cũng là lý do khiến người tiêu thụ thép đứng ngoài thị trường khi họ lo ngại nhu cầu sẽ giảm.

Giá phôi Biển Đen, FOB, tuần qua chỉ còn 490 – 520 USD/tấn, so với 530 – 540 USD/tấn của tuần trước đó.

Giá phôi Địa Trung Hải, giao sau 3 tháng, tuần qua còn 419 USD/tấn - thấp nhất kể từ ngày 2/2.

Thị trường hàng hoá cũng như chứng khoán liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây bởi nỗi lo nợ công tại châu Âu cùng các chính sách nhằm giúp Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thoát khỏi nợ nần có thể kìm hãm đà hồi phục của kinh tế khu vực, vì thế làm giảm nhu cầu đối với kim loại và thép.

Trên thị trường phôi, trong 2 tháng trước, các thương nhân và các nhà dự trữ đẩy mạnh mua vào trong bối cảnh nhu cầu hồi phục đã giúp giá nhanh chóng lên tới 650 USD/tấn, từ 400 USD/tấn trước đó. Tuy nhiên kể từ cuối tháng 4, sức mua đã giảm sút, một phần bởi lo ngại các biện pháp thắt chặt tín dụng tại Trung Quốc - quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới - sẽ làm hạ nhiệt nền kinh tế, và làm giảm nhu cầu thép.

Trên thị trường thép, giá thép Trung Quốc tiếp tục giảm trong tuần này khi lo ngại nhu cầu sẽ giảm trong nửa cuối năm khi chính phủ có các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực bất động sản. Sự sụt giảm còn bởi giá nguyên liệu thô như quặng sắt giảm.

Thông tin từ Công ty tư vấn thép Mysteel cho thấy, giá thép xây dựng tại Thượng Hải tuần qua chỉ còn 3.810 - 3.830 NDT/tấn, tương đương 558,1 USD/tấn, giảm 4,5% so với tuần trước đó và 11% kể từ giữa tháng 4.

Giá quặng trên thị trường châu Á đã giảm 10% trong tuần qua, bất chấp những trận lốc xoáy làm trì hoãn việc giao hàng ở trung tâm giao dịch quặng sắt khổng lồ tại bờ biển phía đông Ấn Độ.

Giá quặng 63,5% hàm lượng quặng của Ấn Độ giao vào Trung Quốc đã giảm 20% kể từ khi có tin giá có thể lên tới 200 USD/tấn hồi cuối tháng 4.

Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép thanh vằn giao sau 3 tháng trong tuần qua giảm 2,7% còn 4.074 NDT/tấn.

Sản lượng thép của Trung Quốc trong tháng 4 đã leo lên mức cao kỷ lục mới ở 55,4 triệu tấn. Các chuyên gia trong ngành đang cảnh báo các công ty nên cắt giảm sản lượng và giảm dự trữ bởi giá nguyên liệu thô quá cao trong khi nhu cầu lại không vững.

Trong năm 2009, Trung Quốc đã ghi nhận mức kỷ lục về sản xuất thép nhờ nhu cầu cao của lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng khi gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ NDT của chính phủ phát huy hiệu quả.

Theo Viện Nghiên cứu công nghiệp luyện kim Trung Quốc, sản lượng thép của nước này có thể tiếp tục lập kỷ lục trong năm 2010 với 640 triệu tấn, cao hơn 10% so với năm 2009.

Hiệp hội Thép Thế giới cũng vừa thông báo, sản lượng thép thô toàn cầu đã tăng 31,8% trong 4 tháng đầu năm nay lên 467,8 triệu tấn và đạt kỷ lục mới 1,48 tỷ tấn trong vòng 1 năm qua tính đến hết tháng 4.

(Vinanet -Nguyễn Hằng)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo