Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tin thị trường gạo Campuchia

Dư cung lúa gạo sẽ lên tới 3,1 triệu tấn

Theo nguồn tin của Hội đồng Kinh tế Quốc gia tối cao Campuchia, nước này sẽ có dư thừa 3,1 triệu tấn thóc dành cho xuất khẩu trong năm 2010, song lĩnh vực này chưa có đủ khả năng chế biến tốt.

Tổng sản lượng lúa Campuchia năm 2010 dự kiến đạt 7,25 triệu tấn, tăng 5,7% so với năm trước, tạo cơ hội để tăng xuất khẩu trong thời điểm nhu cầu cao trên thị trường thế giới.

Sản lượng lúa Campuchia dự kiến sẽ tăng lên 15 triệu tấn vào năm 2015, tức là ở thời điểm đó sẽ có dư 8 triệu tấn để xuất khẩu.

Ngành lúa gạo Campuchia hiện vẫn thiếu tài chính trong việc giao dịch và chế biến lúa gạo, và hạ tầng cơ sở trong việc vận chuyển cũng rất hạn chế.

Còn theo nguồn tin của Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia, lượng dư cung lúa trong năm nay sẽ là 3,5 triệu tấn, tăng 10,75% so với 3,16 triệu tấn niên vụ trước, bởi sản lượng niên vụ 2009/10 đạt 10,75 triệu tấn.

Campuchia có kế hoạch tăng năng suất lúa lên 3 tấn/hécta vào năm 2012, để tăng xuất khẩu gạo chế biến sang các thị trường quốc tế.

Bộ Nông nghiệp cho rằng Campuchia có thể xuất khẩu tới 2,24 triệu tấn gạo để xuất khẩu, trên năng suất lúa 2,83 tấn/hécta trong năm nay.

Trong niên vụ 2008/09, Campuchia trồng 2,61 hécta lúa, với năng suất trung bình chỉ 2,74 tấn/hécta.

Campuchia có thể trong nhóm đầu xuất khẩu gạo

Khoảng 80% trong số 14 triệu dân Campuchia là nông dân và nước này đã sản xuất 7 triệu tấn gạo năm 2009.

Theo ông Yang Saing Koma, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia, với diện tích trồng lúa trên 3 triệu ha, Campuchia có tiềm năng lớn để trở thành nước xuất gạo lớn thứ hai hoặc thứ ba trên thị trường thế giới.

Theo ông Yang Saing Koma, Việt Nam - hiện là nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới- có trên 4 triệu ha đất canh tác, song dân số đông nên phần lớn sản lượng lúa gạo phải cho thị trường nội địa và dự trữ đảm bảo an ninh lương thực.

Trong khi đó, dân số Campuchia ít hơn nhiều nên nhu cầu gạo nội địa cũng rất thấp hơn. Vì vậy, nếu sử dụng hiệu quả quỹ đất canh tác cho sản xuất lúa gạo thì Campuchia có thể giành được vị trí thứ hai, sau Thái Lan hoặc thứ ba, sau Việt Nam.

Theo các số liệu của Tổ chức Nông Lương của Liên hợp Quốc (FAO), Thái Lan hiện xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo/năm và là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Việt Nam hiện đứng thứ hai với 4-5 triệu tấn gạo/năm. Campuchia hiện xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn lúa, tương đương gần 2 triệu tấn gạo/năm.

Nhà kinh tế Chan Sophal nhắc lại rằng với sự gia tăng trong sản lượng gạo, nhất là khu vực quanh Biển Hồ, và hệ thống xay xát gạo h iện đại hơn, Campuchia có thể xuất khẩu 3 triệu tấn gạo/năm, sẽ chiếm lĩnh vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới.

Khoảng 80% trong số 14 triệu dân Campuchia là nông dân và nước này đã sản xuất 7 triệu tấn gạo năm 2009.

Công ty Laurent xuất khẩu gạo sang EU

Công ty Xuất Nhập Khẩu Laurent của Campuchia mới đây cho biết sẽ xuất khẩu 230 tấn gạo jasmine sang Thụy Sỹ và Ý vào giữa tháng 7, với giá 920 USD/tấn.

Giám đốc công ty Lim Bunheng nói, "Chúng tôi hy vọng công ty sẽ có thể xuất khẩu nhiều gạo hơn sang các thị trường châu Âu bởi vì gạo Campuchia có ưu đãi thuế nhập khẩu."

Năm qua Liên minh Châu Âu đã thông qua các biện pháp để hỗ trợ phát triển các quốc gia trong đó có Campuchia bằng việc miễn thuế tiếp cận thị trường châu Âu.

Kong Putheara, Cục trưởng Cục Thống kê và Thông tin Thương mại tại Bộ Thương mại, cho biết ưu đãi thuế cho hàng hóa nhập khẩu từ Campuchia đã khuyến khích các công ty trong nước mở rộng quy mô xuất khẩu.

Công ty này đã bắt đầu chương trình thử nghiệm với xuất khẩu 243 tấn gạo chất lượng cao sang các thị trường châu Âu vào tháng 4.

Từ năm ngoái, công ty Laurent đã thông báo sẽ đầu tư 5 triệu USD để mua lúa jasmine cho xuất khẩu từ nông dân tại nhiều tỉnh.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo