Trung Quốc: Sản lượng khí ga tự nhiên trong năm 2010 sẽ tăng 50%
Tập đoàn lọc dầu lớn nhất Châu Á Sinopec dự đoán, sản lượng khí ga tự nhiên trong năm 2010 của hãng sẽ tăng 50%, đạt 12 tỷ mét khối đến 13 tỷ mét khối, nhờ sản lượng khai thác tại mỏ dầu lớn nhất Phổ Quang. Uớc tính, hãng sẽ sản xuất được 8 tỷ mét khối khí ga trong năm nay.
Sản lượng khí ga trong năm 2010 của Sinopec gia tăng là nhờ sản lượng tại mỏ khai thác dầu lớn nhất của hãng, Puguang thuộc tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu đi vào hoạt động hồi tháng 10 vừa qua và sẽ được vận hành vào tháng 12 tới. Các chuyên gia phân tích dự đoán mỏ dầu này có thể gia tăng mức lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Sinopec lên tới 1,03 tỷ đô la Mỹ.
Sinipec đang kỳ vọng việc kinh doanh khí ga sẽ là yếu tố chính giúp lợi nhuận của hãng gia tăng trong bối cảnh nhu cầu về khí ga tại Trung Quốc và giá khí ga đang tăng mạnh.
Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch sẽ đưa lượng khí ga tiêu thụ tại quốc gia này lên 10% tổng khối lượng năng lượng tiêu thụ, so với mức 3% trong năm 2005.
Trong 3 quý đầu năm nay, lợi nhuận ròng của Sinopec đã tăng 230,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 49,71 tỷ nhân dân tệ.
Mỹ: Các công ty khí đốt muốn “bắt tay” với các hãng dầu khí châu Á
Nhà sản xuất khí đốt Chesapeake Energy (Mỹ) đang “bắt tay” với các công ty đối tác dầu mỏ của châu Á để tìm cách đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án khí đốt tại Mỹ.
Chesapeake là một trong những người tiên phong về dự trữ khí đốt mới khổng lồ tại Mỹ, Giám đốc tài chính của công ty này – ông Marcus Rowland hôm qua (8/7) phát biểu tại Bắc Kinh rằng, công ty đang cùng với nhiều công ty dầu mỏ Trung Quốc tiến hành đàm phán về chuyện mua lại 20% cổ phần của mỏ dầu Eagle Ford nằm ở Texas. Ông Rowland ước tính, tổng chi phí của dự án này đạt 4 tỷ USD.
Đồng thời hãng Chesapeake còn cùng với các nhà đầu tư châu Á thương lượng về chuyện thu mua 10% cổ phần của mỏ dầu Marcellus nằm ở miền đông nước Mỹ.
Ông Rowland vẫn chưa nói rõ công ty đang tìm kiếm đối tác tại những quốc gia nào ở châu Á. Theo ông, Chesapeake Energy - có trụ ở tại thành phố Oklahoma - hy vọng thông báo được một thương vụ trước cuối năm nay.
Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc cũng đã vội vàng như Mỹ, quốc gia này đã tăng một lượng lớn kho dự trữ khí đốt trong nước nhờ vào khí đá phiến và khí than đá phi truyền thống. Hành động này đã tạo ra một cục diện mới cho thị trường năng lượng toàn cầu, đồng thời giảm đáng kể sự phụ thuộc của Mỹ vào nhập khẩu khí đốt. Các công ty năng lượng của Trung Quốc vẫn đang tiến hành đầu tư vào các mỏ khí đốt phi truyền thống tại nước ngoài, nhằm nghiêm cứu làm thế nào khai thác kho dự trữ khí đốt trong nước.
Các công ty dầu mỏ quốc gia và các quan chức Trung Quốc đều mong muốn giảm phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt, khí đốt là một nguồn năng lượng sạch, có thể làm vật thay thế số một cho nguồn năng lượng than đá.
Trước làn sóng khai thác khí đốt tại Bắc Mỹ, các công ty dầu mỏ lớn của Trung Quốc vẫn không hề coi trọng việc khai thác các mỏ khí đốt phi truyền thống trong nước, mà chủ yếu khai thác các mỏ khí đốt truyền thống và tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng trưởng.
Trung Quốc đã ký không ít hợp đồng dài hạn thu mua một lượng lớn khí đốt, mà giá hợp đồng có thể cao hơn giá khí than đá thu mua ở trong nước.
Tuy nhiên, công ty dầu mỏ lớn thứ hai Trung Quốc (China Petroleum & Chemical Corp – CPCC) đã thành lập một tổ chuyên gia đầu tiên để khai thác nguồn tài nguyên than đá nội địa. Còn tập đoàn dầu mỏ khí đốt lớn nhất Trung Quốc (China National Petroleum Corp – CNPC) vẫn đang tìm kiếm các cuộc giao dịch khí than đá tại nước ngoài và nguồn cung ứng khí đốt phi truyền thống khác.
Tập đoàn CNPC đang cùng với công ty than đá Encana của Canada bàn bạc, hợp tác đầu tư vào việc khai thác kho dự trữ than đá Canada. Công ty con PetroChina của CNPC và hãng dầu khí Shell đã cùng thu mua công ty khai thác than đá Arrow Energy của Úc.
Sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ vủa các nhà chính trị gia Mỹ dẫn đến thương vụ bất thành giữa tập đoàn dầu khí biển Trung Quốc – CNOOC và Công ty dầu mỏ Unocal Corp (nay thuộc Chevron) vào năm 2005, các công ty dầu mỏ Trung Quốc đều không muốn đầu tư tại Mỹ. Nếu công ty Chesapeake Energy muốn đảm bảo toàn bộ số vốn đầu tư của Trung Quốc vào số tài sản năng lượng than đá của Mỹ, thì có thể sẽ phải đối mặt với sự cản trở chính trị; Nhưng nếu thành công, điều này đồng nghĩa, sự đầu tư này xuất hiện một bước chuyển ngoặt.
Tháng trước, Chesapeake Energy tuyên bố đã bán 1,7 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi cho một nhóm nhà đầu tư, bao gồm Quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc (China Investment Corp), Quỹ đầu tư quốc gia Hàn Quốc (Korea Investment Corp) và Công ty đầu tư Temasek Holdings của Singapore.
Theo ông Rowland, việc bán cổ phần là muốn huy động vốn và thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược nhiều tiềm năng, bao gồm các công ty dầu mỏ và các ngân hàng thương mại Trung Quốc. Hãng sản xuất khí đốt Chesapeake Energy cần phải có đủ tiền mặt để hoàn trả khoản nợ 12 tỷ USD, và tiếp tục hỗ trợ tài chính cho kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của công ty này.
Iran: Sẵn sàng tự đáp ứng nhu cầu khí đốt
Giám đốc điều hành Công ty Phân phối Dầu mỏ Quốc gia Iran Farid Ameri cho biết, Iran có khả năng tự đáp ứng nhu cầu khí đốt của mình mà không phải đối mặt với bất kỳ khó khăn, bất chấp các lệnh trừng phạt
Ông Farid Ameri cho biết, Iran đã dự trữ thêm khoảng 500 triệu lít trong 3 tháng qua và hiện tại, Iran không đối mặt với khó khăn nào trong việc sản xuất hay nhập khẩu các sản phẩm dầu khí.
Tuyên bố của ông Ameri đưa ra trong bối cảnh Tập đoàn Dầu mỏ Total của Pháp thông báo sẽ ngừng cung cấp sản phẩm dầu mỏ cho Iran sau khi Hạ viện Mỹ thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Iran vài ngày trước đó.
Cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết trừng phạt đối với các doanh nghiệp cung cấp dầu khí đã tinh lọc hay giúp Iran trong việc lọc dầu.
Là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới, Iran vẫn bị tụt hậu trong ngành công nghiệp lọc dầu và phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các sản phẩm đã tinh chế và các sản phẩm năng lượng khác.
Iran: phát hiện 2 mỏ khí đốt có trữ lượng cực lớn
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Masoud Mirkazemi ngày 5/7 thông báo, nước này đã phát hiện 2 mỏ khí đốt tự nhiên mới, tổng trữ lượng lên tới gần 800 tỷ m3.
Ông Mirkazemi cho biết, mỏ khí đốt Forouz nằm trên Vịnh Persian (gần đảo Kish) có trữ lượng 700 tỷ m3 khí đốt. Khi được khai thác, mỏ khí đốt này có thể sản xuất khoảng 70 triệu m3/ngày.
Mỏ thứ 2 được phát hiện tại tỉnh Khorasann Razavi thuộc miền Đông Bắc Iran, có trữ lượng 62,5 tỷ m3 khí đốt.
Iran hiện là nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 thế giới sau Nga.
Trong một diễn biến liên quan đến lệnh trừng phạt mới chống Iran,, Thư ký Liên đoàn Hàng không Iran, ông Mehdi Aliari cho biết, các sân bay của Anh, Đức và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã từ chối cung cấp nhiên liệu cho máy bay chở khách của Iran kể từ ngày 1/7, đúng một tuần sau khi Mỹ đơn phương thông qua biện pháp trừng phạt chống Tehran.
Sân bay của Kuwait cũng đã giảm lượng nhiên liệu cung cấp cho máy bay của Iran. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới hãng Hàng không Quốc gia Iran, đặc biệt vào kỳ nghỉ hè khi nhiều người Iran muốn đi và về từ châu Âu.
Iran hy vọng Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) tiến hành điều tra về hành động mà Tehran coi là bất hợp pháp này.
Mỹ và các nước phương Tây lo ngại Iran có thể thu được nhiên liệu cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân trong quá trình tinh chế uranium.
Tuy nhiên, Iran đã nhiều lần bác bỏ nghi ngờ này, đồng thời nhấn mạnh rằng chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad ngày 5/7 đã tuyên bố, Iran không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ông Ahmadinejad kêu gọi người dân Iran nhận thức tình hình, nêu cao cảnh giác và củng cố sự thống nhất để phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
(Vinanet tổng hợp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com