Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương trình bình ổn giá: Đầu voi đuôi chuột

Khách hàng mua hàng của Cty Baseafood

Hơn 2 năm triển khai chương trình bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, nhiều hiệu ứng xã hội tích cực đã thực sự được tạo ra từ chương trình này, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại.

Bà Trần Thị Hường - Giám đốc Sở Công Thương khẳng định : “Qua chương trình, người dân nhận thức được là Nhà nước luôn đảm bảo điều phối để có đủ lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân mà không lo ngại tăng giá bất thường, tăng quá cao. Mặc dù thời gian qua có nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng khá cao, nhưng lượng hàng hóa chuẩn bị trên địa bàn tương đối dồi dào, ổn định. Từ đó tốc độ tăng giá trên địa bàn cũng thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.” Tuy nhiên, việc triển khai chương trình bình ổn giá ở tỉnh đang có chiều hướng rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”...

DN đối phó

Tuy nhiên, theo bà Hường, chương trình bình ổn giá chưa thu hút được sự tham gia của các DN lớn tại tỉnh, nhất là các DN trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, mà chủ yếu là DN đến từ các tỉnh, thành khác. Các DN này chưa có chi nhánh, địa điểm bán hàng cố định ở nông thôn, vùng sâu vùng xa của tỉnh; Cơ sở hạ tầng tại các địa bàn nông thôn nơi tổ chức các đợt bán hàng phục vụ bà con thiếu, chủ yếu là tận dụng Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng của các xã để tập kết hàng hóa và bán hàng. Đa phần các Trung tâm này có diện tích nhỏ nên khó khăn trong việc tổ chức, thu hút bà con đến mua sắm; Một số DN chưa thực hiện đúng cam kết, là phải dành 30% lượng hàng bình ổn hàng về nông thôn. Các mặt hàng trong chương trình bình ổn giá chủng loại không đa dạng, nhiều mặt hàng trùng với hàng hóa tự sản tự tiêu của nông dân. Các mặt hàng được mua nhiều là dầu ăn, đường, bột ngọt nhưng số lượng không nhiều... Đơn cử, trong thời gian bình ổn giá vừa qua, siêu thị Co.op Mart Vũng Tàu được tỉnh ứng 30 tỉ đồng để dự trữ 200 tấn gạo, nếp các loại, 200 tấn đường, 180 tấn dầu ăn và 305 tấn rau của các loại. Thế nhưng, tính đến ngày 30/4, doanh số bán ra tại siêu thị này chỉ được hơn 2,3 tỉ đồng, đạt 7,7% số vốn được vay. Co.op Mart Bà Rịa khá hơn, với doanh số bán ra đạt gần 11% số vốn được ứng.

Hai đơn vị này còn không bán đúng mặt hàng đã đăng ký. Ví dụ, 2 siêu thị Coop Mart đăng ký mặt hàng bình ổn là đường Thành Công, giá bán 18.000 đồng/kg, nhưng khi mặt đường tăng giá, thì siêu thị thông báo hết hàng,  thay vào đó là đường Biên Hòa, giá cao hơn đến 4.000 đồng. Hệ thống siêu thị này cũng không niêm yết danh mục mặt hàng bình ổn để người dân biết, thậm chí còn có thái độ đối phó.

Tranh thủ chiếm dụng vốn

Bà Bùi Thị Dung - Phó giám đốc Sở Tài chính cho biết trong thời gian thực hiện chương trình bình ổn giá, các cơ quan chức năng đã 2 lần đi kiểm tra tại siêu thị Co.op Mart Vũng Tàu. Lần đoàn có báo trước thì siêu thị bày bán đầy đủ hàng hóa, có niêm yết giá đàng hoàng, thậm chí băngrôn rất bài bản. Nhưng khi đoàn kiểm tra đột xuất thì chỉ thấy lèo tèo vài món hàng, và bảng niêm yết cũng có treo nhưng không thấy hàng hóa.

Có DN còn có biểu hiện chiếm dụng vốn. Cụ thể như Cty TNHH thương mại và chế biến thực phẩm Phú An Sinh được ứng 16,5 tỉ đồng thực hiện chương trình nhưng đến nay, khi kết thúc chương trình, hạn hoàn trả vốn đã hết 2 tháng, DN viện lý do này lý do khác, không trả vốn đúng như thời hạn cam kết. Sở Công Thương đã nhiều lần nhắc nhở nhưng đến cuối tháng 7/2011, DN mới chỉ trả được 2 tỉ đồng, và tiếp tục gửi công văn xin gia hạn. Bà Hường bức xúc : “Cty Phú An Sinh cố tình trì hoãn hoàn trả vốn theo đúng quy định trong hợp đồng là để chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng cao như hiện nay, để không phải trả lãi. Điều này làm cho các cơ quan nhà nước rất e ngại khi giao vốn bình ổn cho DN. Trong khi, chương trình này hướng đến bảo đảm an sinh xã hội,”

Ngoài ra, theo các chuyên gia, về phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có sự phối kết hợp để kiểm tra kiểm soát chương trình: “Sự phối hợp trong quản lý giá cả giữa cơ quan quản lý thị trường và Sở Tài chính... chưa được thường xuyên và hiệu quả; Kiểm tra sử dụng vốn rồi kiểm tra tích cực thu hồi vốn cũng chưa có sự phối hợp đồng bộ”- bà Hường cho biết.

Cần “chọn mặt gửi vàng”

Trước thực trạng trên, bà Hường băn khoăn: “Nếu triển khai tiếp chương trình, mà vẫn có tình trạng chiếm dụng vốn như Phú An Sinh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch vốn của tỉnh. Chính vì thế ngành công thương đã cân nhắc và  tham mưu UBND tỉnh tạm ngừng bố trí  nguồn vốn triển khai bình ổn cả năm, mà chỉ tham gia 1 đợt là Tết nguyên đán.

Ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thống nhất không tiến hành chương trình bình ổn giá như một giải pháp thường xuyên, mà chỉ thực hiện trong thời gian cao điểm dịp Tết Nguyên đán (bắt đầu từ tháng 11 năm này đến tháng 3 năm sau). Đồng thời cũng giảm các mặt hàng bình ổn, giảm lượng vốn và đặc biệt là phải “chọn mặt gửi vàng” khi quyết định đưa vào danh sách cấp vốn cho các đối tượng tham gia.

(Theo Huỳnh Liễu // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bánh Trung thu: Chủ yếu vẫn là thị trường nội địa
  • Giá dầu thế giới lao dốc, trong nước vẫn giữ nguyên
  • Malaysia quan tâm tới thị trường bán lẻ TP.HCM
  • Giá cà phê giảm phiên thứ hai liên tiếp xuống 45,7 triệu đồng/tấn
  • Giá xe tay ga của Honda bất ngờ giảm mạnh
  • Giá cà phê quay đầu giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp
  • Giá gas: Tăng dễ giảm khó
  • Giá cà phê tăng phiên thứ 3, lên gần 47 triệu đồng/tấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo