Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội tạm ứng thêm 94 tỷ đồng để bình ổn giá

picture
Các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá là gạo, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, dầu ăn, rau, củ, trứng…

5 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thủ đô sẽ được tạm ứng vốn đợt 3 là 94 tỷ đồng.

Thông tin từ Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội cho biết, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa quyết định tạm ứng vốn đợt 3, cho 5 doanh nghiệp để thực hiện dự trữ hàng hóa, bình ổn giá các nhóm hàng thiết yếu vào dịp sau Tết Nguyên đán 2012.

Cụ thể, Quỹ Dự trữ tài chính thành phố tạm ứng số tiền 94 tỷ đồng cho 5 doanh nghiệp gồm: Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) 54 tỷ đồng; Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Công ty TNHH Một thành viên Lan Chi Business, Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Vinh Anh, Công ty TNHH Minh Hiền, mỗi doanh nghiệp 10 tỷ đồng.

Thời gian tạm ứng vốn tính từ ngày giải ngân đến hết tháng 4/2012, lãi suất 0%. Các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá là gạo; thịt lợn; thịt gà, thủy hải sản; dầu ăn; rau, củ; trứng….

Bên cạnh đó, thành phố cũng giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc cung ứng hàng hóa và bình ổn giá trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích và hoàn trả Quỹ Dự trữ tài chính thành phố đúng thời gian quy định.

Năm 2011, UBND thành phố Hà Nội đã duyệt chi 475 tỷ đồng để thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu. So với năm trước, số tiền dùng cho bình ổn giá đã tăng thêm 75 tỷ đồng.

Đợt 1, UBND thành phố đã tạm ứng 319,5 tỷ đồng cho 11 doanh nghiệp. Đợt 2, số tiền được tạm ứng là 155,5 tỷ đồng.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 1/2012, đạt 191.061 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng 12/2011, so với tháng 1/2011, mức tăng là 22%.

(Theo Vneconomy)

  • Sẽ đưa gas vào chương trình bình ổn giá
  • Thị trường Tết bình yên
  • Điều chỉnh giá của hơn 400 dịch vụ y tế
  • Nhiều nhà máy đường hạ giá bán
  • Thấy gì từ thị trường Tết vừa qua?
  • Quần áo Trung Quốc “phù phép” thành hàng hiệu
  • Nhà nhà “tung chiêu”… xả kho, giảm giá
  • Hàng Tết dồi dào, sức mua vẫn thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo