Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường hàng hóa trong nước ngày 6/10/2010

Giá thực phẩm tại các vùng ĐBSCL tăng

Hiện nay, nông dân nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang bước vào giai đoạn thu hoạch dứt điểm lúa thu đông 2010. Vụ này lúa dễ tiêu thụ và bán được với giá cao do việc xuất khẩu gạo thuận lợi, nên nhiều nông dân rất phấn khởi.

Tại Đồng Tháp, giá gạo nguyên liệu tăng 200-250 đ lên 7.000-7.050 đ/kg, các loại thành phẩm xuất khẩu tăng 300 đ/kg: thành phẩm 5% lên 8.600 đ/kg, 10%: 8.500 đ/kg; 15%: 8.200 đ/kg; 20%: 7.900 đ/kg; 25%: 7.500 đ/kg (+100 đ). Giá tấm tăng nhẹ 100 đ lên 6.300-6.600 đ/kg. Tại Bạc Liêu, giá lúa tăng nhẹ, giá lúa tăng nhẹ 50 đ lên 5.150 đ/kg.

Thực phẩm:

Giá vài loại thực phẩm tăng khá mạnh: Thịt heo lên 55.000 – 60.000 đ/kg (+5.000 đ); thịt bò: 110.000 đ/kg (+5.000 đ), gà ta sống: 85.000 đ/kg (+10.000 đ);

Giá tôm sú các loại tăng 5.000-10.000 đ; tôm loại 1 lên 205.000 đ/kg; L2: 160.000 đ/kg, L3: 120.000 đ/kg.

*Hồ tiêu sốt giá

Thời điểm này, khi các nhà chuyên môn tìm giải pháp cứu cây tiêu Gia Lai đang chết hàng loạt thì nông dân tiếp tục đổ xô trồng mới hàng trăm ha hồ tiêu, do giá quá sốt.

Gia Lai hiện có hơn 5.000ha hồ tiêu cho thu hoạch, tập trung nhiều ở hai huyện Chư Sê và Chư Pứh. Vụ 2009 - 2010, giá hồ tiêu tăng đột biến, từ khoảng 35.000 đồng/kg đầu vụ đến trên 80.000 đồng trong các tháng 8, 9, khiến nông dân hồ tiêu Gia Lai “trúng lớn”. Với giá 80 triệu đồng một tấn, sau khi trừ chi phí, nông dân trồng tiêu có lãi hơn một nửa. Vụ này, nhiều hộ dân ở các huyện Chư Sê, Chư Pứh, Chư Prông, Đăk Doa có thu từ 1 đến 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi người trồng tiêu đang phấn khởi với vụ tiêu được giá, thì hàng nghìn ha tiêu trên địa bàn tỉnh này bị chết rụi. Nguyên nhân tiêu chết hàng loạt, được cho là do ảnh hưởng của hai cơn bão số 9 và số 11 năm ngoái, nước ngập lâu làm hỏng bộ rễ, gây sâu bệnh, cộng thêm nắng hạn năm nay kéo dài... Và giải pháp đưa ra là khuyến cáo nông dân chuyển đổi diện tích tiêu chết sang cây trồng khác.

*Giá vàng và USD tăng mạnh

Giá vàng tiến sát ngưỡng 32 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới tăng với tốc độ chóng mặt, lập kỷ lục mới ở ngưỡng trên 1.341 USD/oz, kéo giá vàng trong nước sáng 6/10 lên gần 32,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng của Bảo Tín Minh Châu đã điều chỉnh lên mức 32,20 triệu đồng/lượng (mua vào) – 32,45 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 63.000 đồng/chỉ so với chốt phiên chiều 5/10.

 Giá vàng SJC tại Tp.HCM do SJC niêm yết lúc 10h45 là 32,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 32,9 triệu đồng/lượng (bán ra). Đến 11h13, doanh nghiệp này hạ giá bán về 32,85 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua giữ ở 32,75 triệu đồng/lượng. Sau đó, đến 11h47, SJC bất ngờ nâng giá vàng lên 32,85 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra).

Tại Hà Nội, Công ty Phú Quý lúc 10h55 đã niêm yết giá vàng SJC ở mức 32,8 triệu đồng/lượng và 33 triệu đồng/lượng. Sau đó ít phút, giá vàng giảm về 32,85 triệu đồng/lượng. Nhưng tới 12h trưa, giá vàng của công ty này lại vọt lên 32,85 triệu đồng/lượng và 33,05 triệu đồng/lượng.

Giao dịch trên thị trường vàng vật chất tiếp tục trầm lắng do người dân thận trọng với sự leo thang quá nhanh của giá vàng. Trong vòng hơn 10 ngày qua, giá vàng đã tăng xấp xỉ 2 triệu đồng/lượng.

Giá USD trên thị trường tự do sáng 6/10 tiếp tục nhích lên. Tại thị trường Hà Nội, lúc hơn 9h, USD được báo giá ở mức 19.670 đồng (mua vào) và 19.700 đồng (bán ra). Đến trưa 6/10, giá USD tại Hà Nội đã được đẩy lên 19.710 đồng (mua vào) và 19.740 đồng (bán ra), tăng 40 đồng mỗi USD so với đầu ngày. Như vậy, giá USD tự do đã tăng 80 đồng mỗi USD so với sáng 5/10.

*Doanh nghiệp kinh doanh kho lạnh đồng loạt giảm giá

Thời gian gần đây, nhiều DN kinh doanh kho lạnh đồng loạt giảm giá cho thuê do nhu cầu đang xuống. Đây là thực trạng chung của nhiều DN kho lạnh hiện nay, bởi hai nguyên nhân chính: lượng hàng hoá cần kho lạnh giảm trong khi công suất kho lạnh trên toàn quốc không ngừng gia tăng.

Nhóm khách hàng lớn của thị trường kho lạnh hiện nay là các DN chế biến và XK thuỷ sản. Việc giảm nguyên liệu chế biến của một số mặt hàng thời gian qua là một trong những nguyên nhân chính gây thừa kho lạnh.

Tại VN, với hàng tỷ USD hàng hoá XK cần đến kho lạnh, trong đó phải kể đến thuỷ sản (với hơn 4 tỷ USD kim ngạch), rau quả, trái cây...

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo