Thị trường trong nước tháng 10 đã sôi động hơn do thời tiết đang chuyển mùa. Hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động thông qua việc tổ chức các đợt khuyến mại, tuyên truyền quảng bá cho hàng Việt Nam nên hàng hóa trong nước sản xuất được chiếm thị phần khá lớn trên thị trường do đã nâng cao được tính cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi và bão lũ tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả hàng hóa và dịch vụ vận chuyển,… Điều đó tác động gián tiếp đến thị trường thực phẩm, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường thuốc dược phẩm,… Để ổn định thị truờng sau mưa lũ,lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng tình hình mưa lũ để đầu cơ, ép giá gây bất ổn thị trường (hàng xăng dầu, dầu hoả, gas, vật liệu xây dựng, giá cước vận tải, đặc biệt là thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm tươi sống,...).
Vì vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 10 ước đạt 136,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng 9; tính chung 10 tháng ước đạt 1.282 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ (đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 6 tháng gần đây), trong đó, ngành thương mại tăng 25,8%, ngành khách sạn, nhà hàng tăng 21,6%, ngành du lịch tăng 32,2%, dịch vụ tăng 22,3%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tiếp tục tăng 1,05% so với tháng 9 và tăng 7,58% so với tháng 12/2009; bình quân 10 tháng tăng 8,75% so với cùng kỳ. Trong đó, so với tháng 9, nhóm hàng hoá giáo dục vẫn tăng tới 3,9%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng giá mạnh 1,32%; nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,04%; giá vàng tăng 7,87%.
Tại các tỉnh miền Nam, giá lúa hè thu dao động ở mức 5-5,7 nghìn đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm dao động trong khoảng 8,25-9 nghìn đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo 25% tấm giá khoảng 7,4-8,1 nghìn đồng/kg, tăng 100-200 đồng/kg. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng thu mua để chuẩn bị cho những hợp đồng đã ký sẽ là nguyên nhân làm cho giá mặt hàng lương thực tăng cục bộ ở một số địa phương.
Do biến động giá cả thế giới và tỉ giá VND/USD, giá gas đã tăng khoảng 13.000-16.000 đồng/bình; các mặt hàng sữa cũng tăng giá, dù trước đó nhiều hãng sữa đã cam kết không tăng giá. Trước sự biến động không ngừng của giá dầu thế giới, quỹ bình ổn giá đã được mở nhằm ổn định mức giá bán lẻ mặt hàng chiến lược này.
Vinanet
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com